Giá / Mô hình kinh tế

Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn

Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn
Tác giả: 
Ngày đăng: 17/06/2013

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.

Những nội dung được trình bày tại lớp học gồm: Đặc tính sinh học, cách gây hại, biện pháp quản lý nhện đỏ; triệu chứng chung, nguyên nhân gây bệnh, sự lan truyền của bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng; tình hình gây hại, đặc tính sinh học, cơ chế lan truyền và cách phòng trừ của bệnh rệp sáp hồng trên cây sắn. Công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang và Công ty khử trùng Việt Nam cũng đã giới thiệu một số loại thuốc phòng trừ.

Huyện Sơn Hòa hiện có trên 3.000ha sắn. Những năm qua, nguồn lợi cây sắn đem lại cho người dân tương đối khá. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số bệnh gây hại như: nhện đỏ, chổi rồng.


Có thể bạn quan tâm

Muốn Huệ Đỏ Ra Đúng Tết Muốn Huệ Đỏ Ra Đúng Tết

Huệ đỏ là cây thân giả (giống hành tây). Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn, mọc đối nhau thành hai hàng xanh đậm. Cọng hoa tròn to, mọc lên từ nách lá có thể cao đến 20-30cm. Thường mỗi cành hoa có 4 nụ, từ khi nở đến khi tàn khoảng 5-10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa vài ngày sau nở tiếp hai hoa còn lại.

17/06/2013
Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

17/06/2013
4 Bộ Kit Phát Hiện Bệnh Tôm Hiệu Quả 4 Bộ Kit Phát Hiện Bệnh Tôm Hiệu Quả

Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc, không có thể vùi. Bộ gen của virus này là DNA sợi đôi với kích thước khoảng 305 kb. Đây là loại virus gây chết tôm nhiều, nhanh nhất và có khả năng lây nhiễm cao. Khi thâm nhập vào cơ thể tôm, loại virus này cư trú ở nhiều bộ phận như mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng (hay tinh hoàn), hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi… Khi nhiễm bệnh, tôm có màu đỏ hồng, đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, tỷ lệ tôm bị chết khi nhiễm bệnh lên đến 80-100%.

17/06/2013