Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang
Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.
Đến dự có Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải chủ nhiệm đề tài và Ông Đinh Minh Trường Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang. Tại đây Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải đã trình bày về kỹ thuật ương nuôi cá chẽm cho bà con nông dân và đặt vấn đề vì sao phải nuôi cá chẽm và lợi ích từ việc nuôi cá chẽm… Sau buổi tập huấn người dân được đi tham quan mô hình nuôi thực tế tại hộ ông Võ Văn Sang (Bảy Sang) tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh.
Kết quả sau buổi tập huấn, tham quan mô hình thức tế và thảo luận của người dân với Trường Đại Học, Chi cục Thủy sản, người dân rất phấn khởi về đối tượng này. Ông Bảy Sang cho biết việc nuôi cá chẽm tương đối dễ, sau 8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Từ kết quả bước đầu của Đề tài là tiền đề để nghiên cứu và phát triển nhân rộng đối tượng nuôi tiềm năng nước lợ (cá Chẽm) trên địa bàn xã Hỏa Tiến nói riêng, và các vùng bị nhiễm mặn (ngoài khu vực đê bao ngăn mặn) trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế rủi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Related news
Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.
Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.
Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.