Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang
Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.
Đến dự có Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải chủ nhiệm đề tài và Ông Đinh Minh Trường Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang. Tại đây Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải đã trình bày về kỹ thuật ương nuôi cá chẽm cho bà con nông dân và đặt vấn đề vì sao phải nuôi cá chẽm và lợi ích từ việc nuôi cá chẽm… Sau buổi tập huấn người dân được đi tham quan mô hình nuôi thực tế tại hộ ông Võ Văn Sang (Bảy Sang) tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh.
Kết quả sau buổi tập huấn, tham quan mô hình thức tế và thảo luận của người dân với Trường Đại Học, Chi cục Thủy sản, người dân rất phấn khởi về đối tượng này. Ông Bảy Sang cho biết việc nuôi cá chẽm tương đối dễ, sau 8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Từ kết quả bước đầu của Đề tài là tiền đề để nghiên cứu và phát triển nhân rộng đối tượng nuôi tiềm năng nước lợ (cá Chẽm) trên địa bàn xã Hỏa Tiến nói riêng, và các vùng bị nhiễm mặn (ngoài khu vực đê bao ngăn mặn) trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế rủi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Với hơn 20 ha trồng cam sành, mỗi năm đem về cho gia đình ông Lê Văn Hít (Năm Hít) ở ấp 3, xã Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang không dưới 500 triệu đồng.
Hiện nay khi tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi thì việc vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh càng được các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Và nuôi lợn theo mô hình khép kín của gia đình anh Bùi Danh Dự, phố Chu Văn An, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi.
Là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy, hải sản cả trong đầm nuôi lẫn trên dòng sông Mã, tuy nhiên, nhiều năm, người dân xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chỉ quen nuôi con tôm, cua và các loại nhuyễn thể trong khu vực ao đầm mà bỏ qua lợi thế trên sông.