Tăng Cường Kiểm Dịch Khoai Tây Nhập Khẩu
Sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai, cho biết: Trước thông tin khoai tây hồng nhập khẩu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng phát hiện có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế, buộc phải tiêu hủy, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường nhân lực kiểm dịch khoai tây hồng nhập khẩu tại Cửa Quốc tế khẩu Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Văn Tuân, ở Lào Cai có 7 doanh nghiệp nhập khẩu khoai tây, trong đó Công ty TNHH thương mại Vân Linh, doanh nghiệp nhập khẩu và chuyển vào Đà Lạt bị phát hiện vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế. Tính từ đầu năm đến nay, Công ty Vân Linh đã nhập khẩu 404 tấn khoai tây đỏ thương phẩm.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã thực hiện quy trình kiểm dịch theo các bước: kiểm tra hồ sơ hải quan và lấy mẫu hàng hóa (theo phương pháp xác suất dưới 10%), cho đến nay, chưa phát hiện có lô hàng nào có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép...
Cũng theo ông Tuân, trường hợp lô hàng khoai tây hồng của Công ty TNHH thương mại Vân Linh có lượng tồn dư hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế có thể là do việc kiểm tra, lấy mẫu theo xác suất nên để “lọt lưới” hoặc do chủ hàng bán lẻ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Được biết, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường các tổ, trạm kiểm dịch thực vật, nâng tần suất kiểm tra và lấy mẫu khoai tây nhập khẩu; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cam kết trách nhiệm nhập khẩu khoai tây bảo đảm nguồn gốc, chất lượng”
Có thể bạn quan tâm
Đôi tay ông Khoa vừa nhẹ nhàng vớt nước đã pha thuốc tắm cho bầy cá trước khi đưa vào thả, ông vừa giảng giải với chúng tôi: "Khi tắm thuốc cho cá cần sục khí, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quẫy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay". Vui tính và cởi mở ông chẳng có ý giữ bí mật bài thuốc quý mà ông mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi
Nhiều người nuôi mặc dù rất cẩn thận trong việc lựa chọn con giống… nhưng tôm vẫn chết trong quá trình nuôi mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Và ông lý giải, vì thực tế họ không hiểu về sinh học và tập tính của con tôm cũng như việc hàm lượng oxy hòa tan tăng dần theo mật độ nuôi, đặc biệt rất cao trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh