Giá / Mô hình kinh tế

Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh

Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh
Tác giả: 
Ngày đăng: 14/06/2013

Thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Vân Canh và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), được sự giúp đỡ của huyện bạn, huyện Vân Canh đã xây dựng Đề án phát triển nuôi hươu sao, xây dựng mô hình phát triển loại vật nuôi mới này để nông dân tiếp cận.

Hươu sao là động vật nhai lại sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, thân của nhiều loại thực vật, các giống cỏ trồng và phụ phế phẩm nông nghiệp, vì thế chi phí cho thức ăn thấp. Hươu sao có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.

Sau một thời gian tham quan, học tập mô hình nuôi hươu sao ở Hương Sơn, cuối tháng 12.2012, Trạm Khuyến nông (KN) Vân Canh đã mua về 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi, giao cho 4 hộ ở thị trấn Vân Canh và xã Canh Vinh nuôi thử nghiệm. Qua 6 tháng nuôi, hươu sao của các hộ đều phát triển tốt, 4 hươu đực đã cho nhung, con cho nhiều nhất 7 lạng, con ít nhất cũng được 3,2 lạng. 4 hươu cái cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Đinh Văn Đỗ - ở xã Canh Vinh, một hộ tham gia nuôi hươu thử nghiệm - đã thu được gần 7 lạng nhung hươu, với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Đỗ tâm sự, khi Trạm KN hỗ trợ cho gia đình ông một cặp hươu sao, ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì được hỗ trợ giống, thế nhưng lại lo vì từ trước giờ chỉ thấy nuôi hươu trên tivi thôi. Lo thì lo, nhưng ông vẫn quyết tâm nhận nuôi hươu. Ông đã đầu tư làm chuồng, mua lưới B40 về rào xung quanh một khoảnh vườn, tạo một cái sân đủ rộng để hươu đi dạo. Ngoài việc được Trạm KN hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu sao, ông còn tìm đọc thêm sách vở về đối tượng nuôi này. Ông cho biết thêm, nếu nuôi tốt, trung bình một con hươu sẽ cho 1 kg nhung/năm.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Trạm KN huyện Vân Canh, cho biết: Sau 6 tháng triển khai nuôi thử nghiệm hươu sao, mô hình đã tương đối thành công. Ở Vân Canh có đủ điều kiện nuôi hươu sao, ngoại cảnh thuận lợi, khí hậu không quá nóng, không quá lạnh; nguồn thức ăn phong phú… Do vậy, đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng, nhằm giúp bà con nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

14/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Dê Thoát Nghèo Nhờ Dê

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

14/06/2013
Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

14/06/2013