Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen

Sau 6 tháng thả nuôi, trung bình cá nặng 2kg/con, sản lượng đạt 1.125 kg, kinh phí thu được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 20 triệu đồng.
Để lĩnh vực nuôi cá nước ngọt phát triển theo hướng đa dạng, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đã đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi cá trắm đen trên diện tích 4.000 m2, số lượng giống thả nuôi 850 con, bao gồm trắm đen, trắm cỏ và cá mè.
Trắm đen là loại cá đặc sản nước ngọt, thịt cá thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng, giá trị thương phẩm cao. khi đem vào nuôi khả năng thích nghi môi trường cao, kháng bệnh tốt, nhanh lớn. Ngoài ra, trắm đen còn có một số tác dụng tốt trong y học.
Dự kiến, huyện Quảng Điền sẽ nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, thì việc đa dạng hóa các loại cây, con trên một đơn vị diện tích là điều hết sức cần thiết. Trước đây, bà con chỉ quen với trồng điều thuần, một loại cây trồng xóa đói giảm nghèo, thì nay lại có thể làm giàu trên chính mảnh đất ấy nếu như biết xen canh cây trồng khác. Gia đình ông Nguyễn Khắc Thược ở thôn 2, xã Minh Hưng huyện Bù Đăng là một ví dụ điển hình như vậy.

Cũng giống như các loại gia súc, gia cầm khác, các mặt hàng thủy sản cũng cần được kiểm dịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".