Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Anh Thái Văn Phương ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên là một trong những hộ có diện tích nuôi sò, cho biết “Hôm trước, sò của gia đình tôi vẫn bình thường, nhưng chỉ sau một đêm thấy vỏ sò nổi lềnh bềnh trên mặt nước, Thay vì việc thuê nhân công thu hoạch sò thịt như những năm trước đây, thì trong những ngày này gia đình chúng tôi phải bất đắc dĩ thuê nhân công đi lượm vỏ sò chết”.
Năm nay, gia đình anh Phương đầu tư hơn 300 triệu đồng, mua hơn 4,5 tấn sò giống để thả trên 2 ha diện tích mặt nước. Những tưởng sẽ gặt hái một vụ mùa bội thu, nào ngờ sò lại chết hàng loạt (khoảng hơn 4 tấn sò thịt), thiệt hại hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ riêng gia đình anh Phương mà tất cả các hộ dân nuôi sò ở thôn 1, Cẩm Lĩnh cũng đang gánh chịu rủi ro này.
Toàn xã Cẩm Lĩnh có khoảng 12 ha diện tích nuôi sò của 8 hộ dân, mỗi năm thu về hàng tỉ đồng. Tuy nhiên vụ sò năm nay, hàng chục tấn sò thịt bị chết thì thiệt hại hơn 600 triệu đồng, chưa kể tiền để thuê nhân công đi vớt sò chết.
Ông Phạm Xuân Hạnh, Chủ tịch hội Nông dân xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ người dân, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, nhưng đến nay chúng tôi vẫn không biết rõ nguyên nhân vì đâu. Sau một vụ sò thất bại như thế này sẽ làm cho các hộ dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn”.
Related news

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.