Xây Dựng Thí Điểm Mô Hình Tiêu Thụ Nông Sản
Tác giả:
Ngày đăng: 15/05/2012
Thực hiện Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương đã xây dựng thí điểm mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp ở 12 tỉnh, thành trong cả nước
Theo Bộ Công thương, đây là mô hình có sự kết hợp giữa nông dân với doanh nghiệp, trong đó các hộ kinh doanh, hợp tác xã là cầu nối. Sự kết hợp này mang lại lợi ích 2 chiều: nông dân được cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đầu ra với giá ổn định, giúp gia tăng lợi nhuận, dần chuyển từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô và có định hướng theo thị trường; còn doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng nguyên liệu.
Ngoài ra, sự ra đời của mô hình liên kết còn góp phần khắc phục được tình trạng thiếu chủ động trong cung ứng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như chủ động trong tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân; tạo điệu kiện thuận lợi khi bán nông sản tại nhà, mua vật tư tận ruộng…
Có thể bạn quan tâm
Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất”
Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được
15/05/2012
Thực Phẩm Chuyển Gen Chỉ Có Lợi
Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay chế biến từ các cơ thể chuyển gen (GMO- genetically modified organisms). Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu vĩ đại của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...
15/05/2012
Tập Trung Giải Quyết Áp Lực Về Môi Trường Và Dịch Bệnh Trong Phát Triển Chăn Nuôi Nông Hộ
Mô hình nuôi gà tại gia trại của gia đình chị Mai Thị Hải, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa).
15/05/2012