Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình
Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ gồm: cây lục bình + rơm rác khoảng 600-700 kg; phân chuồng hoai mục 300-400 kg; supe lân 2 kg; men Trichoderma hoặc BioVAC (men BioVAC có bán tại Hội Làm vườn các địa phương).
Các thành phần trên trộn đều, gom thành đống có đáy 2x2 m, cao 1-1,5 m; tưới nước đủ ẩm, dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều 20-50 g/tấn phân hữu cơ; nếu dùng men BioVAC thì khoảng 0,5 kg/tấn phân hữu cơ. Sau khi trộn đều dùng bạt nilon đậy kín để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo đống ủ, tiếp tục đậy kín. Trung bình ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được.
Ngoài ra, có thể thay supe lân bằng 1% vôi hoặc nước cám gạo (loại cám xấu), nước tiểu... để giúp phân hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. Cũng có thể kết hợp cây lục bình, thân cây ngô, đậu... với bã thải từ hầm biogas (khoảng 300-400 kg cho 1 tấn phân hữu cơ) và men BioVAC, ủ trong 45 ngày để làm phân hữu cơ vi sinh.
Nếu không tính công thu gom bèo lục bình, phế thải nông nghiệp, bã từ hầm biogas thì bà con chỉ tốn 75.000 đồng mua men BioVAC là đã có 1 tấn phân bón cho cây trồng. Sản phẩm tạo thành là một hỗn hợp tơi xốp, màu đen nâu, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng phân này bón cho cây trồng có thể giảm 30 - 70% lượng phân hóa học, làm giảm sự thoái hóa đất
Related news
Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.
Hiện nay, những loài cá được liệt vào hàng quý hiếm trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức, nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Do vậy, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài cá này đang trở nên cấp bách. Tuy nhiên, việc nhân giống và phát triển nuôi đối tượng này vẫn còn khá gian nan nên nguồn cung cấp cá giống khá khan hiếm và nguồn cung về cá thương phẩm lại càng hiếm hơn...