Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất.
![]() |
Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ gồm: cây lục bình + rơm rác khoảng 600-700 kg; phân chuồng hoai mục 300-400 kg; supe lân 2 kg; men Trichoderma hoặc BioVAC (men BioVAC có bán tại Hội Làm vườn các địa phương).
Các thành phần trên trộn đều, gom thành đống có đáy 2x2 m, cao 1-1,5 m; tưới nước đủ ẩm, dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều 20-50 g/tấn phân hữu cơ; nếu dùng men BioVAC thì khoảng 0,5 kg/tấn phân hữu cơ. Sau khi trộn đều dùng bạt nilon đậy kín để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo đống ủ, tiếp tục đậy kín. Trung bình ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được.
Ngoài ra, có thể thay supe lân bằng 1% vôi hoặc nước cám gạo (loại cám xấu), nước tiểu... để giúp phân hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. Cũng có thể kết hợp cây lục bình, thân cây ngô, đậu... với bã thải từ hầm biogas (khoảng 300-400 kg cho 1 tấn phân hữu cơ) và men BioVAC, ủ trong 45 ngày để làm phân hữu cơ vi sinh.
Nếu không tính công thu gom bèo lục bình, phế thải nông nghiệp, bã từ hầm biogas thì bà con chỉ tốn 75.000 đồng mua men BioVAC là đã có 1 tấn phân bón cho cây trồng. Sản phẩm tạo thành là một hỗn hợp tơi xốp, màu đen nâu, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng phân này bón cho cây trồng có thể giảm 30 - 70% lượng phân hóa học, làm giảm sự thoái hóa đất
Có thể bạn quan tâm

Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”

Ngày 26.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Xuân Hồng, chủ cơ sở thu mua tôm sú ở 155 đường Đống Đa, Quy Nhơn, vì đã có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.