Nhanh Chóng Dập Tắt Dịch Tai Xanh, Lở Mồm Long Móng

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.
Theo đó, các tỉnh đang có dịch là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phải tổ chức công bố dịch theo đúng quy định để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Nghiêm cấm triệt để việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ đối với gia súc trên địa bàn các huyện, thị xã có dịch lở mồm long móng và đối với lợn trên địa bàn các huyện có dịch tai xanh; đồng thời chỉ đạo chính quyền cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Các tỉnh đang có dịch tạm dừng việc cấp phép vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn tỉnh. Đồng thời, thành lập các đội cơ động liên ngành để kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia súc trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Giao chính quyền cấp xã, thôn nơi có ổ dịch tổ chức quản lý chặt ổ dịch, thiết lập đủ các chốt chặn các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã và giao cho lực lượng công an, dân quân kiểm soát không để thương lái và người dân vận chuyển, bán chạy gia súc bệnh.
Tại các chốt chặn phải có hố vôi đủ rộng để tiêu độc hết vòng bánh xe đi qua, phải có bình phun động cơ và hóa chất để khử trùng các phương tiện, dụng cụ nhốt giữ gia súc theo quy định;
Các địa phương này cũng phải hoàn thành việc tiêm bao vây các ổ dịch theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y và tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn có dịch; lấy mẫu bệnh phẩm gửi phòng thí nghiệm để xác định loại vi rút gây bệnh lở mồm long móng và bệnh tai xanh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương chưa có dịch cần chỉ đạo chính quyền các cấp, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác phòng dịch lây lan vào địa bàn; chủ động rà soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn các khu vực trọng điểm chăn nuôi gia súc, nơi có ổ dịch cũ và có nguy cơ phát sinh dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời; lấy mẫu bệnh phẩm gửi phòng thí nghiệm để xác định loại vi rút gây bệnh lở mồm long móng và bệnh tai xanh.
Ngoài ra, các địa phương tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động phòng dịch, khi phát hiện gia súc mắc bệnh, chết phải báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y xử lý, không vứt xác gia súc bừa bãi làm dịch lây lan. Công khai mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ đối với gia súc bị tiêu hủy để tăng cường sự hợp tác từ phía người chăn nuôi.
Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 3 đến nay đã xuất hiện nhiều ổ dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại 3 tỉnh trên, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện tại 14 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã làm hơn 380 con lợn và gần 200 con trâu, bò mắc bệnh.
Đặc biệt, các mẫu bệnh phẩm tại Hà Tĩnh cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút lở mồm long móng loại A, chủng vi rút đã lâu không xuất hiện trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo: