Prices / Mô hình kinh tế

Quảng Nam Phát Hiện Lượng Lớn Chất Cấm Chăn Nuôi

Quảng Nam Phát Hiện Lượng Lớn Chất Cấm Chăn Nuôi
Author: 
Publish date: Thursday. May 24th, 2012

Thượng tá Nguyễn Đình Hùng – Phó Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Nam cho biết chiều 17/5 vừa qua, đoàn công tác liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một lượng lớn chất cấm trong chăn nuôi tại đại lý mua bán thức ăn gia súc, gia cầm Thanh Tùng, ở thôn Diêm Phổ, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Qua kiểm tra đại lý trên do vợ chồng ông Đặng Văn Tùng (sinh năm 1961) và bà Lê Thị Thanh (sinh năm 1965) làm chủ, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm và thuốc thú y của công ty Oni không có hóa đơn chứng từ.

Các sản phẩm gồm: Thuốc kháng viêm Ampicoli 120 gói; Bcommlex–c 30 gói; thuốc cúm gia cầm Gamacin 102 gói; bột tổng hợp heo thịt Oni mix bung mông, nở vai, tạo nạc, tăng trọng 10 túi; Rsovomilk: 6 gói.

Tất cả các sản phẩm trên đều do công ty trách nhiệm hữu hạn Oni, địa chỉ 316/3 Hương lộ 80, phường Bình Hưng Hòa B, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Trong các sản phẩm trên, thuốc kháng viêm Ampicoli, thức ăn gia súc gia cầm Oni Mix bột tổng hợp heo thịt bung mông, nở vai, tạo nạc đã được cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an xác định là loại thuốc thú y không được phép lưu hành tại Việt Nam và sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thành phần chất cấm.

Khi được hỏi về việc mua bán các sản phẩm này, bà Lê Thị Thanh, chủ đại lý Thanh Tùng trả lời là lấy sản phẩm từ một người tên Hải, đây là lần đầu tiên lấy sản phẩm của công ty Oni nên không biết các sản phẩm này có bị cấm không. Khi nghe thông tin trên báo, đài về chất tạo nạc nguy hiểm nên đại lý không bán nữa và định trả lại cho người bán.

Qua công tác điều tra, cơ quan chức năng đã xác minh nhanh người tên Hải là Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1985, quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), nhân viên thị trường của công ty Oni. Tại cơ quan chức năng, Hải khai công ty Oni đã mở rộng thị trường phân phối tới Quảng Nam từ tháng 1/2012 và đến nay, cá nhân Hải đã liên hệ giới thiệu và chính thức phân phối tới 10 cơ sở đại lý, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Xác định việc phân phối sản phẩm trong thời gian dài tới nhiều đại lý, cửa hàng trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh, sẽ là số lượng lớn; nếu để các sản phẩm này tiếp tục được dùng trong chăn nuôi sẽ gây nguy hại lớn. Vì thế, ngay sau khi điều tra bước đầu về các đại lý, cửa hàng trực tiếp được phân phối các sản phẩm của Oni, các lực lượng chức năng đã đồng loạt kiểm tra, thu hồi các sản phẩm trên ở tất cả các đại lý, cửa hàng còn lại trên toàn tỉnh.

Sau 5 ngày tích cực vào cuộc, cơ quan chức năng đã thu hồi 14 loại sản phẩm với gần 300 kg sản phẩm của công ty Oni tại các đại lý, cửa hàng trên thị trường Quảng Nam; trong đó có 5 loại sản phẩm nằm trong danh mục chất cấm trong chăn nuôi và thuốc thú y không được phép lưu hành tại Việt Nam là Ampilyco, Colivet, Spira – C, Nutri meat, Oni Mix, 9 loại còn lại không có hóa đơn chứng từ.

Related news

Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Thursday. May 24th, 2012
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Thursday. May 24th, 2012
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

Thursday. May 24th, 2012