Giá / Mô hình kinh tế

Quảng Nam Phát Hiện Lượng Lớn Chất Cấm Chăn Nuôi

Quảng Nam Phát Hiện Lượng Lớn Chất Cấm Chăn Nuôi
Tác giả: 
Ngày đăng: 24/05/2012

Thượng tá Nguyễn Đình Hùng – Phó Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Nam cho biết chiều 17/5 vừa qua, đoàn công tác liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một lượng lớn chất cấm trong chăn nuôi tại đại lý mua bán thức ăn gia súc, gia cầm Thanh Tùng, ở thôn Diêm Phổ, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Qua kiểm tra đại lý trên do vợ chồng ông Đặng Văn Tùng (sinh năm 1961) và bà Lê Thị Thanh (sinh năm 1965) làm chủ, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm và thuốc thú y của công ty Oni không có hóa đơn chứng từ.

Các sản phẩm gồm: Thuốc kháng viêm Ampicoli 120 gói; Bcommlex–c 30 gói; thuốc cúm gia cầm Gamacin 102 gói; bột tổng hợp heo thịt Oni mix bung mông, nở vai, tạo nạc, tăng trọng 10 túi; Rsovomilk: 6 gói.

Tất cả các sản phẩm trên đều do công ty trách nhiệm hữu hạn Oni, địa chỉ 316/3 Hương lộ 80, phường Bình Hưng Hòa B, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Trong các sản phẩm trên, thuốc kháng viêm Ampicoli, thức ăn gia súc gia cầm Oni Mix bột tổng hợp heo thịt bung mông, nở vai, tạo nạc đã được cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an xác định là loại thuốc thú y không được phép lưu hành tại Việt Nam và sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thành phần chất cấm.

Khi được hỏi về việc mua bán các sản phẩm này, bà Lê Thị Thanh, chủ đại lý Thanh Tùng trả lời là lấy sản phẩm từ một người tên Hải, đây là lần đầu tiên lấy sản phẩm của công ty Oni nên không biết các sản phẩm này có bị cấm không. Khi nghe thông tin trên báo, đài về chất tạo nạc nguy hiểm nên đại lý không bán nữa và định trả lại cho người bán.

Qua công tác điều tra, cơ quan chức năng đã xác minh nhanh người tên Hải là Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1985, quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), nhân viên thị trường của công ty Oni. Tại cơ quan chức năng, Hải khai công ty Oni đã mở rộng thị trường phân phối tới Quảng Nam từ tháng 1/2012 và đến nay, cá nhân Hải đã liên hệ giới thiệu và chính thức phân phối tới 10 cơ sở đại lý, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Xác định việc phân phối sản phẩm trong thời gian dài tới nhiều đại lý, cửa hàng trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh, sẽ là số lượng lớn; nếu để các sản phẩm này tiếp tục được dùng trong chăn nuôi sẽ gây nguy hại lớn. Vì thế, ngay sau khi điều tra bước đầu về các đại lý, cửa hàng trực tiếp được phân phối các sản phẩm của Oni, các lực lượng chức năng đã đồng loạt kiểm tra, thu hồi các sản phẩm trên ở tất cả các đại lý, cửa hàng còn lại trên toàn tỉnh.

Sau 5 ngày tích cực vào cuộc, cơ quan chức năng đã thu hồi 14 loại sản phẩm với gần 300 kg sản phẩm của công ty Oni tại các đại lý, cửa hàng trên thị trường Quảng Nam; trong đó có 5 loại sản phẩm nằm trong danh mục chất cấm trong chăn nuôi và thuốc thú y không được phép lưu hành tại Việt Nam là Ampilyco, Colivet, Spira – C, Nutri meat, Oni Mix, 9 loại còn lại không có hóa đơn chứng từ.

Có thể bạn quan tâm

Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật) Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật)

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

24/05/2012
Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

24/05/2012
Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

24/05/2012