Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.
Sau một năm nộp đơn xin đăng ký của HTX, Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “chanh không hạt Hậu Giang” cho tập thể HTX, bao gồm 6 thành viên và có hiệu lực trong 10 năm. Việc có giấy chứng nhận sẽ giúp cho sản phẩm chanh không hạt của HTX mở ra nhiều hướng đi mới, tạo nên thương hiệu, tăng sức cạnh tranh, thị trường đầu ra ngày một ổn định, giúp người dân an tâm sản xuất...
Hiện tại, HTX có 84 xã viên trồng chanh không hạt với tổng diện tích hơn 100ha, trong đó có hơn 30ha áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mô hình VietGAP và GlobalGAP. Hiện tại, mỗi ngày HTX thu mua từ 1,5 - 2 tấn trái chanh không hạt từ các xã viên và những hộ dân lân cận để cung ứng cho thị trường nội địa và các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng lượng chanh cung vẫn không đủ cầu. Mỗi năm, nhà vườn nơi đây thu lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.