Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Chè
Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế. Hiện nay toàn xã Mỹ Bằng có trên 180 ha chè đang ở độ tuổi cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 1.500 tấn. Nhiều hộ gia đình nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây chè.
Điển hình là hộ gia đình ông Vũ Đức Thiện - thôn Tâm Bằng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Gia đình ông là một trong những gia đình nông dân tiêu biểu luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp... Với diện tích đất vườn đồi tổng cộng trên 3ha, trong đó có 2,2 ha đất trồng cây chè giống mới, 0,3 ha đất trồng cây keo, 0,5 ha đất trồng cây màu và cây sắn... Hàng năm cho thu nhập kinh tế hộ gia đình đạt từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/năm.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác, ông thường xuyên tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, học tập kinh nghiệm trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng... Gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng chè bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao như giống chè cành LDP1, LDP2; đây là những giống chè lai cho năng suất và chất lượng cao, rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương...
Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao; hàng năm sau mỗi vụ đốn chè, ông tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và các loại phân NPK cho chè; chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh hại, thu hái chè đúng quy trình kỹ thuật nên chè của gia đình ông năm nào cũng cho năng suất và chất lượng cao, bán được giá cao trên thị trường...
Với diện tích 2,2 ha chè 10 năm tuổi đang cho thu hoạch; hàng năm năng suất luôn đạt từ 10 đến 12 tấn chè búp tươi/ha/năm; với giá trung bình hiện nay là 3.000 đồng/kg, thu nhập từ cây chè đạt từ 65 đến 75 triệu đồng /năm. Vụ chè năm nay, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đầu tư hỗ trợ kinh phí cho mua một chiếc máy thu hái chè trị giá trên 11 triệu đồng để thu hoạch sản phẩm, giảm sức lao động thủ công và giảm chi phí thuê lao động thu hái chè mỗi lứa từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất...
Không chỉ giỏi về sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trên đất vườn đồi, ông còn tham gia công tác xã hội ở thôn xóm. Với cương vị là trưởng thôn Tâm bằng, xã Mỹ bằng, huyện Yên Sơn; ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tình với công việc; thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình trong thôn xóm thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tình giúp đỡ, động viên bà con nông dân trong thôn, xóm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đỏi giảm nghèo ở địa phương.
Related news
Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP, Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới. Bình quân mỗi héc ta trồng xoài cát Chu và xoài cát Hoà Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng.
Chuẩn bị bước vào vụ đông xuân, thay vì cách làm truyền thống phát dọn cỏ trước khi gieo sạ, không ít nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh lựa chọn cách dùng thuốc để diệt cỏ. Việc lạm dụng quá mức thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà cả sức khỏe con người.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).