Prices / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)

Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)
Author: 
Publish date: Thursday. April 18th, 2013

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Sau chuyến đi hỏi kinh nghiệm trồng loại cây này tại Bình Thuận, anh Trần Văn Hậu (Đồng Thanh, Tân Thanh, Lâm Hà) mạnh dạn đầu tư hơn 35 triệu đồng để trồng 300 gốc thanh long ruột đỏ tại vườn. Thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh mẽ. Vụ mùa đầu tiên, gia đình anh Hậu thu bói bán được gần 60 triệu đồng. Năm nay, vườn thanh long tiếp tục phát triển mạnh, hứa hẹn một vụ bội thu. Mới đầu vụ mà đã có thương lái tới đặt hàng nhà anh với giá 25.000 đồng/kg. Anh Hậu cho biết: “Thanh long không tốn nhiều công chăm sóc, tốn công ít hơn hẳn so với chăm sóc cây cà phê, hiệu quả kinh tế tính ra cao gấp 3 lần. Từ khi có cây thanh long, gia đình tôi có đồng ra đồng vào, cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều”.

Thực tế chứng minh cây thanh long ruột đỏ đã đem lại hiệu quả kinh tế trên nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này, cần có sự đầu tư, chăm sóc đúng mức. Song, đa số hộ dân trồng cây thanh long ở Tân Thanh còn mang tính tự phát, chưa thực sự đầu tư, một phần vì thiếu vốn, một phần vì chưa nhìn nhận hết hiệu quả kinh tế mà loài cây này mang lại. Ngay như vườn thanh long của gia đình anh Trần Văn Hậu được đánh giá là tốt nhất trong vùng cũng chưa được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm để thu quả trái mùa. Ngoài ra, việc phát triển nhỏ lẻ, mang tính tự phát, không có thương hiệu, không có đầu ra ổn định rất dễ bị thương lái ép giá.

Thời gian tới, cây thanh long ruột đỏ có trở thành loài cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con đất Tân Thanh hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhìn nhận đúng mức của bà con về loài cây này và sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ phía chính quyền.


Related news

Công Nhận Giống Lúa Do Nông Dân Nghiên Cứu Công Nhận Giống Lúa Do Nông Dân Nghiên Cứu

Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.

Thursday. April 18th, 2013
Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mới Ở Quảng Ngãi Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mới Ở Quảng Ngãi

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Thursday. April 18th, 2013
Tăng Hiệu Suất Bón Phân Cho Lúa Hè Thu Tăng Hiệu Suất Bón Phân Cho Lúa Hè Thu

Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường

Thursday. April 18th, 2013