Giá / Mô hình kinh tế

Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP

Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP
Tác giả: 
Ngày đăng: 10/06/2012

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

Trước đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hải Dương và Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh chọn 6 hộ dân có nguyện vọng và có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để xây dựng mô hình trình diễn. Ngày 10/4/2012, Trung tâm đã ký hợp đồng với các hộ này, cam kết về các điều kiện triển khai. Từ ngày 15 – 20/4/2012, các hộ nuôi tiến hành diệt tạp và bón vôi cho ao. Thời điểm thả cá giống từ đầu tháng 5/2012, với tỷ lệ thả ghép trên 50% cá rô phi; tỷ lệ thả các loài cá khác như cá chép, cá trắm, cá mè… tùy theo điều kiện từng vùng. Kích cỡ cá giống: cá rô phi 5 cm/con; cá chép 4 – 5 cm/con; cá trắm 12 cm/con; cá mè 12 – 15 cm/con. Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn công nghiệp của Công ty CP, Công ty Cargill và SeaPro, có độ đạm từ 25% - 35% (tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá), đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng cho cá.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống và 30% thức ăn, vôi, hóa chất, thuốc phòng trị bệnh. Trước khi thực hiện mô hình, bà con được tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao.

Đây là một hình thức nuôi mới, nhằm hướng tới an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình kỹ thuật, có ghi chép sổ, theo dõi khẩu phần thức ăn hằng ngày, tốc độ tăng trưởng hàng tháng của cá và các biến động môi trường nước,…

Tại thời điểm kiểm tra, cá sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%, trọng lượng trung bình của cá đạt 80 – 100 g/con.

Hộ gia đình ông Phạm Văn Cam ở thôn Tiền, xã An Châu, TP Hải Dương cho biết, đây là lần đầu tiên gia đình ông tham gia mô hình trình diễn nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP. Qua 1 tháng nuôi, cá phát triển tốt hơn so với hình thức nuôi trước đây và chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên cá. Nếu mô hình có kết quả tốt, gia đình ông sẽ mở rộng thêm diện tích để phát triển nuôi theo hình thức này.

Mô hình này là một trong những nội dung thuộc Dự án “Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP”, đã bắt đầu triển khai triển khai từ năm 2011 và sẽ kết thúc vào năm 2013. Tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh là hai trong số 29 tỉnh trong cả nước được chọn làm điểm thực hiện mô hình trình diễn.

Việc triển khai mô hình nhằm hình thành các vùng nuôi cá tập trung, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu đảm bảo ATVSTP; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu vùng, cải thiện đời sống cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Trắng Đất Vùng Tôm Ở Quảng Bình Trắng Đất Vùng Tôm Ở Quảng Bình

Ông bộc bạch với chúng tôi: “Ai cũng hè nhau ra rừng phi lao đào ao thả tôm. Vốn liếng chưa thu hồi được bao năm thì tôm thả xuống là chết. Mấy vụ liền như thế nên bà con nản chí, bỏ hồ không”.

10/06/2012
Thả 2 Triệu Con Tôm Sú Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Quảng Nam Thả 2 Triệu Con Tôm Sú Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Quảng Nam

Nhân kỉ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá 1.4, sáng ngày 28/3, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy sản và Hội nghề cá Quảng Nam tổ chức thả 1.000 con tôm sú giống đã qua kiểm dịch đảm bảo chất lượng trước khi thả ra khu vực sông, thuộc rừng dừa Bảy mẫu xã Cẩm Thanh, TP Hội An.

10/06/2012
Chuyện Về “Vua Bò” Ở Pác Nặm (Bắc Kạn) Chuyện Về “Vua Bò” Ở Pác Nặm (Bắc Kạn)

Có những thời điểm, ông Hoàng Văn Thân ở thôn Thôm Mèo, xã Xuân La (Pác Nặm - Bắc Kạn) nuôi tới gần 100 con bò sinh sản. Bà con trong vùng khâm phục tài nuôi bò, phát triển kinh tế gia đình nên đã trìu mến đặt cho ông Thân biệt danh là “vua bò”.

10/06/2012