Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Sinh Học, Tăng Thu Nhập Gia Đình

Nuôi Gà Sinh Học, Tăng Thu Nhập Gia Đình
Tác giả: 
Ngày đăng: 05/04/2013

“Tôi vẫn nhớ những tháng ngày lận đận trước đây. Khi đó, nhà nghèo, con nhỏ nên gia đình luôn chịu cảnh thiếu trước, hụt sau…”. Đó là lời nói chân tình của anh Nguyễn Văn Phước - chủ trại nuôi gà sinh học thả vườn ở ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre).

Kết hôn năm 1990, vợ chồng anh Phước sống bằng nghề nông, canh tác 2,8 công đất vườn tạp và làm thuê. Sau khi có con, kinh tế gặp nhiều khó khăn, hộ anh được xếp là hộ nghèo tại địa phương trong nhiều năm liền. Anh thường tìm đến bạn bè học hỏi kinh nghiệm làm ăn với mong muốn tìm cơ hội thoát nghèo. Năm 2009, sau khi được tham dự lớp tập huấn ngắn hạn về chăn nuôi gà sinh học thả vườn do Hội Nông dân xã kết hợp với ngành chức năng tổ chức, anh Phước mua 200 con gà giống về nuôi thử nghiệm. Nhờ khéo chăm sóc nên đàn gà của anh phát triển tốt, bán ra thu lãi khá cao. Phấn khởi, anh tiếp tục đầu tư, mua gà giống với số lượng nhiều hơn và chia gà ra nhiều lứa (đàn), xây dựng chuồng trại lớn hơn. Kết quả, sau mỗi đợt xuất chuồng, anh thu lãi từ 8 - 20 triệu đồng/lứa (5 - 6 lứa/năm). Năm 2010, hộ anh Nguyễn Văn Phước được xóa tên khỏi danh sách hộ nghèo. Sau đó, mô hình nuôi gà sinh học thả vườn của anh Phước đã được nhiều nông dân trong xã học tập. Đặc biệt, trong dịp Tết

Nguyên đán Quý Tỵ, anh Phước xuất bán 2 lứa gà, với 1.400 kg (khoảng 1.000 con), giá bán 100 ngàn đồng/kg, thu lãi trên 70 triệu đồng.

Nông dân Nguyễn Văn Phước chia sẻ: Tôi chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở bè bạn, tài liệu và thực hiện đúng theo hướng dẫn. Trong đó, quan trọng nhất là thực hiện đúng 4 chuyên cần: về con giống, phải tốt, khỏe mạnh; về thuốc phòng ngừa bệnh, phải cơ bản và đúng liều lượng; về chuồng trại, phải đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh môi trường; về thức ăn và nước uống, phải đầy đủ, phù hợp, không thừa mà cũng không thiếu. Theo anh Phước, mỗi con gà từ lúc sơ sinh cho đến khi trưởng thành xuất chuồng (đạt trọng lượng bình quân từ 1,2 kg đến 1,4 kg) tiêu tốn khoảng 4,5 kg thức ăn (khoảng 52.000 đồng), người chăn nuôi bao giờ cũng có lãi. Hiện tại, nhờ nuôi gà sinh học thả vườn, gia đình anh Phước đã trở nên khấm khá, nuôi hai người con học đại học và xây dựng được nhà cửa khang trang.

Ông Mai Chiến Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Khánh cho biết: “Anh Phước là người chí thú làm ăn, quyết tâm phấn đấu làm giàu. Tại xã, anh thường giúp đỡ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi gà và tích cực đóng góp các công trình phúc lợi địa phương. Tháng 2-2013, xã Phú Khánh vừa thành lập Tổ liên kết sản xuất gà sinh học thả vườn, có 13 hộ chăn nuôi và do anh Phước làm Tổ trưởng”.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

05/04/2013
BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn

Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.

05/04/2013
Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

05/04/2013