Nuôi Cá Hồi Trên Đỉnh Núi Cao Nghề Mới Ở Sơn La
Sau một thời gian làm công cho các trại nuôi cá hồi ở Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt công nghệ nuôi cá hồi, anh thanh niên dân tộc Thái Lò Ngọc Thủy ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La) đã đầu tư nuôi cá hồi vân trên đỉnh núi Sam Síp có độ cao chừng 1.200 m.
Đây là một nghề mới, mở hướng phát triển nghề thủy sản nuôi cá nước lạnh đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La.
Năm 2011, anh Thủy đã mạnh dạn vay 200 triệu đồng từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh và gom vốn của gia đình để đầu tư đào ao, mua sắm thiết bị, thức ăn chăn nuôi và mua con giống của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Mơ (Sa Pa) mang về nuôi trên đỉnh Sam Síp, cách Nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 30km, thuộc xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Anh Thủy cho biết, ở quê anh cũng có điều kiện như Sa Pa, cùng nằm chung dãy núi Hoàng Liên, nên anh đã mang 2.000 con giống cá hồi về nuôi thử, thấy cá lớn nhanh.
Sau hơn một năm, trọng lượng mỗi con đạt gần 2 kg. Anh đã xuất bán lứa đầu với giá từ 220.000 - 250.000 đồng/kg cho các chủ nhà hàng ở Mường La.
Hiện anh Thủy mới chỉ nuôi cá hồi thương phẩm, giống và thức ăn của cá lấy từ các trại cá ở Sa Pa về, nên chi phí khá cao.
Điểm nuôi cá hồi của anh Thủy gồm ba ao liền kề. Hệ thống nước sạch tự chảy từ trong khe núi đá vôi dẫn về, nhiệt độ nước ao đảm bảo từ 15 - 17 độ C.
Anh dự tính, trong năm 2013 sẽ đào thêm nhiều ao nữa, đồng thời sẽ tuyển thêm nhân công, truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá nước lạnh cho bà con dân tộc H'Mông ở vùng núi Sam Síp.
Có thêm nghề mới này, bà con ở đây sẽ không phá rừng làm nương, giữ được “nguồn nước trời cho” để nuôi cá hồi tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống
Có thể bạn quan tâm
Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.
Chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý trên cả nước, trong đó trọng tâm là vùng ĐBSCL với việc chuyển đổi thời vụ lúa Hè Thu và tăng diện tích lúa Thu Đông.
Nhằm tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Bắc Kạn đã triển khai sâu rộng một số kĩ thuật canh tác lúa cải tiến. Để đông đảo người dân chấp nhận và thực hiện kỹ thuật này, công tác tuyên truyền cần được ngành chức năng làm tốt hơn nữa