Nuôi Rắn Ri Voi Hiệu Quả Ở Bạc Liêu

Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.
Sau đó cho đất vào khoảng 30 cm xử lý bằng vôi đá, cho nước vào ngâm và xả bỏ từ 3 - 4 lần sau đó cấp nước vào chiều cao từ 20 - 30 cm.
Để tạo bóng mát, làm nơi trú ngụ cho rắn và cũng làm sạch môi trường ông thả lục bình khoảng 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi ngày cho ăn 1 lần rải đều xung quanh hồ, thức ăn thừa của ngày hôm trước vớt bỏ; định kỳ 7 ngày thay nước 1 lần. Nhờ làm tốt khâu xử lý này mà 3 năm nuôi rắn chưa xảy ra bệnh. Rắn ri voi rất dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn ưa thích là cá không vẩy như cá trê, cá chốt. Thời gian nuôi từ 18 - 24 tháng rắn đạt trọng lượng trên 500g, sau 2 năm rắn đẻ.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.