Nước Tràn Bờ, Nhiều Ao Đầm Nuôi Tôm Cá Bị Mất Trắng
Theo báo cáo sơ bộ từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, mưa to kéo dài suốt một tuần qua đã làm cho nhiều ao đầm nuôi tôm, cá của người dân bị ngập, tôm, cá tràn ra ngoài. Nhiều hộ dân đã bị mất trắng từ đầu vụ nuôi.
Tại 2 huyện nuôi tôm nhiều nhất là Đầm Dơi và Cái Nước, hơn 300 ha nuôi tôm đã bị ngập, thiệt hại ước tính sơ bộ lên trên 2 tỉ đồng. Đáng chú ý là tại thành phố Cà Mau, các huyện Trần Văn Thời, U Minh, bà con nông dân vừa mới thả nuôi cá bống tượng, cá chình, cá phi, cá kèo, đã có trên 60 ao cũng bị ngập nước làm cho cá tràn ra sông lớn, thiệt hại ước tính gần 3 tỉ đồng.
Ông Trần Văn Danh, một người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến ở huyện Đầm Dơi cho biết, hiện nay toàn bộ diện tích trên 30.000 ha của huyện đã được thả tôm giống, tôm đang phát triển tốt, nhưng hai ngày qua có trên 200 ha bị ngập nước bất ngờ làm cho bà con không kịp trở tay. Đầm nuôi tôm nào bị ngập nước coi như mất trắng.
Related news
Hai tàu đánh bắt xa bờ ĐNa 90169 TS của ông Lê Văn Minh (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà - Đà Nẵng) và tàu ĐNa 90081TS của ông Đặng Phi (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng hỗ trợ hơn 40 triệu đồng/tàu để câu cá ngừ đại dương.
Vụ mùa năm 2011-2012, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho nuôi tôm công nghiệp. Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân tôm chết và cũng chưa có giải pháp khắc phục tôm chết hiệu quả.
Nhờ siêng năng chịu khó, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những năm qua, nông dân Nguyễn Văn Bé, ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thành công với mô hình nuôi tôm - cua trong rừng ngập mặn, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều người học tập và làm theo.