Bền Bỉ Với Con Tôm Sú
Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.
Đến vùng nuôi tôm phường 12 (khu nuôi tôm dọc theo sông Dinh) điều dễ nhận biết đó là hình ảnh các ao nuôi tôm trước đây nay đã hoang tàn, đầy cỏ dại, bờ thửa bị sạt lở… Nhưng tại ao nuôi của ông Hùng, giàn quạt sục khí vẫn bền bỉ quay đều trong mỗi vụ nuôi. Hơn 10 năm qua chưa năm nào ông Hùng bỏ vụ, với diện tích 1,5ha ao nuôi, trong đó diện tích ao trực tiếp nuôi (khoảng 1ha) mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 300 triệu đồng. “Cuộc sống của gia đình và 3 đứa con đang học đại học đều từ các ao nuôi tôm này” - ông Hùng nói.
Khoảng 10 năm trước, tại khu vực này, diện tích nuôi tôm gần 100ha với hơn 70 hộ tham gia, nhiều dịch vụ nuôi trồng thủy sản theo đó phát triển. Tuy nhiên, hơn 5 năm nay, khu vực này gần như bỏ hoang, chỉ còn khoảng vài hộ nuôi với diện tích chưa đến 20ha. Diện tích nuôi tôm giảm xuống như hiện nay là do công tác quy hoạch và môi trường nuôi tôm ngày càng xấu đi. Trong điều kiện khó khăn đó, nhiều người bán ao nuôi tôm để chuyển nghề, một số khác thua lỗ bỏ cuộc…
Việc duy trì nuôi tôm sú của ông Hùng không chỉ là yếu tố kinh tế, mà còn lòng yêu nghề mà ông Hùng cho đó là “ân nhân” đã từng giúp cho gia đình ông đổi đời như ngày hôm nay. Khu vực này trước đây chủ yếu là ruộng muối, ông Hùng và bà con ở đây chỉ biết có mỗi nghề làm muối, cuộc sống quanh năm rất cơ cực, nhưng từ khi con tôm sú xuất hiện đã làm thay đổi cuộc đời ông. Ông Hùng nhận định, nếu biết kết hợp giữa làm muối vào mùa nắng và nuôi tôm trong mùa mưa, người nông dân sẽ có thu nhập ổn định, chỉ tiếc là khu vực này đã quy hoạch cho mục đích khác và nhiều năm nay các ao nuôi đều bỏ hoang.
Điều khó khăn nhất đối với nghề nuôi tôm sú hiện nay là môi trường rất xấu. Do đó, khắc phục yếu tố bất lợi về môi trường nuôi là yếu tố quyết định để tồn tại với nghề nuôi tôm sú. Qua kết quả quan trắc môi trường khu vực trong thời gian qua cho thấy các chỉ số kim loại nặng, chỉ số BOD đều cao gấp nhiều lần điều kiện cho phép, do đó, để nuôi được tôm sú ông Hùng phải hy sinh 1/3 diện tích ao nuôi để làm ao lắng xử lý nước (lắng lọc hữu cơ, ổn định môi trường, diệt khuẩn) trước khi cấp cho ao nuôi. Ngoài ra, mỗi năm ông chỉ nuôi 1 vụ vào thời điểm thuận lợi nhất (thường từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch) và chỉ nuôi mật độ từ 15 – 20 con/m2.
Hiện nay, tôm sú kích cỡ 50 con/kg có giá bán khoảng 150 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, nếu biết khai thác tốt tôm sống giá có thể đến 230 ngàn đồng/kg. Việc nâng cao giá bán như trên để bù đắp các chi phí gia tăng liên tục trong 5 năm qua như: Chi phí thức ăn, nhân công, dầu chạy máy sục khí… Bởi trước đây sản xuất 1 tấn tôm chỉ mất 50 triệu đồng, chi phí đó hiện nay là 80 triệu đồng, do đó để tồn tại với nghề chỉ còn cách gia tăng giá trị sản phẩm.
Một bí quyết nữa để tồn tại với nghề là phải có niềm tin vào bản thân. Theo ông Hùng: Nhiều người chỉ thất bại 1, 2 vụ là cho rằng không thể nuôi được con tôm nữa và bỏ nghề luôn. Việc nuôi tôm có thành công và cũng có thất bại, điều quan trọng là người nuôi phải tìm hiểu sâu về kỹ thuật và chủ động quản lý tốt môi trường ao nuôi. Làm tốt các công việc trên sẽ giúp người nuôi có niềm tin vào sự thành công của mỗi vụ nuôi”.
Ông Hùng cho biết thêm, nhiều vụ nuôi tôm chết ông cũng thua lỗ gần cả trăm triệu đồng, nhưng ông vẫn “đứng vững” với nghề vì nhờ có niềm tin vào bản thân. Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.
Đến vùng nuôi tôm phường 12 (khu nuôi tôm dọc theo sông Dinh) điều dễ nhận biết đó là hình ảnh các ao nuôi tôm trước đây nay đã hoang tàn, đầy cỏ dại, bờ thửa bị sạt lở… Nhưng tại ao nuôi của ông Hùng, giàn quạt sục khí vẫn bền bỉ quay đều trong mỗi vụ nuôi. Hơn 10 năm qua chưa năm nào ông Hùng bỏ vụ, với diện tích 1,5ha ao nuôi, trong đó diện tích ao trực tiếp nuôi (khoảng 1ha) mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 300 triệu đồng. “Cuộc sống của gia đình và 3 đứa con đang học đại học đều từ các ao nuôi tôm này” - ông Hùng nói.
Khoảng 10 năm trước, tại khu vực này, diện tích nuôi tôm gần 100ha với hơn 70 hộ tham gia, nhiều dịch vụ nuôi trồng thủy sản theo đó phát triển. Tuy nhiên, hơn 5 năm nay, khu vực này gần như bỏ hoang, chỉ còn khoảng vài hộ nuôi với diện tích chưa đến 20ha. Diện tích nuôi tôm giảm xuống như hiện nay là do công tác quy hoạch và môi trường nuôi tôm ngày càng xấu đi. Trong điều kiện khó khăn đó, nhiều người bán ao nuôi tôm để chuyển nghề, một số khác thua lỗ bỏ cuộc…
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nên mô hình nuôi tôm sú của ông Lê Quang Hùng đạt hiệu quả cao.
Việc duy trì nuôi tôm sú của ông Hùng không chỉ là yếu tố kinh tế, mà còn lòng yêu nghề mà ông Hùng cho đó là “ân nhân” đã từng giúp cho gia đình ông đổi đời như ngày hôm nay. Khu vực này trước đây chủ yếu là ruộng muối, ông Hùng và bà con ở đây chỉ biết có mỗi nghề làm muối, cuộc sống quanh năm rất cơ cực, nhưng từ khi con tôm sú xuất hiện đã làm thay đổi cuộc đời ông. Ông Hùng nhận định, nếu biết kết hợp giữa làm muối vào mùa nắng và nuôi tôm trong mùa mưa, người nông dân sẽ có thu nhập ổn định, chỉ tiếc là khu vực này đã quy hoạch cho mục đích khác và nhiều năm nay các ao nuôi đều bỏ hoang.
Điều khó khăn nhất đối với nghề nuôi tôm sú hiện nay là môi trường rất xấu. Do đó, khắc phục yếu tố bất lợi về môi trường nuôi là yếu tố quyết định để tồn tại với nghề nuôi tôm sú. Qua kết quả quan trắc môi trường khu vực trong thời gian qua cho thấy các chỉ số kim loại nặng, chỉ số BOD đều cao gấp nhiều lần điều kiện cho phép, do đó, để nuôi được tôm sú ông Hùng phải hy sinh 1/3 diện tích ao nuôi để làm ao lắng xử lý nước (lắng lọc hữu cơ, ổn định môi trường, diệt khuẩn) trước khi cấp cho ao nuôi. Ngoài ra, mỗi năm ông chỉ nuôi 1 vụ vào thời điểm thuận lợi nhất (thường từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch) và chỉ nuôi mật độ từ 15 – 20 con/m2.
Hiện nay, tôm sú kích cỡ 50 con/kg có giá bán khoảng 150 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, nếu biết khai thác tốt tôm sống giá có thể đến 230 ngàn đồng/kg. Việc nâng cao giá bán như trên để bù đắp các chi phí gia tăng liên tục trong 5 năm qua như: Chi phí thức ăn, nhân công, dầu chạy máy sục khí… Bởi trước đây sản xuất 1 tấn tôm chỉ mất 50 triệu đồng, chi phí đó hiện nay là 80 triệu đồng, do đó để tồn tại với nghề chỉ còn cách gia tăng giá trị sản phẩm.
Một bí quyết nữa để tồn tại với nghề là phải có niềm tin vào bản thân. Theo ông Hùng: Nhiều người chỉ thất bại 1, 2 vụ là cho rằng không thể nuôi được con tôm nữa và bỏ nghề luôn. Việc nuôi tôm có thành công và cũng có thất bại, điều quan trọng là người nuôi phải tìm hiểu sâu về kỹ thuật và chủ động quản lý tốt môi trường ao nuôi. Làm tốt các công việc trên sẽ giúp người nuôi có niềm tin vào sự thành công của mỗi vụ nuôi”. Ông Hùng cho biết thêm, nhiều vụ nuôi tôm chết ông cũng thua lỗ gần cả trăm triệu đồng, nhưng ông vẫn “đứng vững” với nghề vì nhờ có niềm tin vào bản thân.
Related news
Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.
Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.
Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.