Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.
Tuy nhiên, mỗi ngày đàn vịt chết càng nhiều, ông mua các loại thuốc kháng sinh và vacxin dịch tả để tiêm. Đến ngày 16/1, đàn vịt không đỡ bệnh mà chết nhiều hơn, hoảng hốt, ông mới báo lên chính quyền xã. Được tin, Chi cục Thú y tỉnh về ngay và tổ chức cho tiêu hủy đàn vịt bị ốm hơn 1.000 con. Còn lại hơn 300 con đang khỏe mạnh nhưng gia đình ông Xuân xin được tiêu hủy theo đàn. Mẫu bệnh phẩm được lấy và gửi ra cơ quan Thú y vùng III xét nghiệm đều dương tính, phát hiện thấy virrus cúm gia cầm H5N1.
Hiện tại, ở xã Hồng Thủy có khoảng 15 hộ chăn nuôi vịt đàn với tổng số khỏang trên 18.000 con. Trong đó có khoảng 1.400 vịt đẻ trứng đã được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm, còn lại thì chưa được tiêm.Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã thành lập 2 tổ công tác gồm 7 người giám sát tại 2 chợ trong xã để ngăn chặn việc mua bán vịt. Đồng thời khẩn cấp thông báo với 15 hộ gia đình có nuôi vịt biết để cam két thực hiện việc tiêm phòng dịch.
Trao đối với NNVN, ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngay trong chiều ngày 23/1, Chi cục cấp 20.000 liều vắcxin để tiêm cho đàn vịt tại đây...".
Tâm lý người dân đang rất lo ngại vì đã sát Tết Nguyên đán, nếu việc bao vây dập dịch không có hiệu quả thì đây là thảm họa cho người nông dân. Ông Lê Đại Năm (thôn An Định- Hồng Thủy) có đàn vịt gần 10.000 con cho hay: "Mấy hôm nay cả nhà không yên tâm chút nào, vì cơ nghiệp, tiền bạc tập trung vào đàn vịt. Nếu phải tiêu hủy thì coi như trắng tay...".
Related news

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.