Những Khuyến Cáo Nuôi Tôm Công Nghiệp – Bán Công Nghiệp
Trong năm 2011, phong trào nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp CN-BCN trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu diễn biến rất sôi động, diện tích và số hộ thực hiện nuôi tôm theo hình thức này cũng tăng lên đáng kể.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản nhận định diện tích nuôi tôm CN-BCN trong năm 2011 này có thể tăng thêm 650 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Hòa Bình, TP.Bạc Liêu và một số huyện còn lại.
Nguyên nhân là do từ năm 2010 đến nay giá tôm nguyên liệu (trong đó tôm sú) luôn ổn định ở mức cao đã tạo tâm lý phấn khởi cho nông dân vì thế nhiều bà con đã tiến hành sang ủi diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, thủy sản khác sang nuôi tôm CN-BCN.
Để giúp cho bà con nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật trong quá trình nuôi, hạn chế rủi ro từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế ở cuối vụ, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu khuyến cáo một số điểm cần lưu ý như sau:
1. Cần tuân thủ tốt lịch thời vụ:
Hiện nay, ngành nông nghiệp&PTNT tỉnh đã ban hành lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2011 đối với tất các mô hình nuôi và đã triển khai sâu rộng đến các huyện, thành phố từ đó phổ biến đến từng hộ nông dân có hoạt động sản xuất liên quan đến lĩnh vực này. Theo đó, đối với mô hình tôm CN-BCN ngành nông nghiệp khuyến cáo:
- Tôm sú: Tập trung cải tạo từ tháng 01 - 3/2011, thả giống rãi vụ từ tháng 3 - 7/2011, khuyến cáo nuôi 1 vụ/năm. Thời gian còn lại có thể thả nuôi một số đối tượng khác như cá kèo, cua, thủy sản khác…nhằm cải thiện lại chất lượng đất, nước cho vụ nuôi tiếp theo.
- Tôm thẻ chân trắng: Sở khuyến cáo bà con thả 2 vụ/năm. Vụ 01: tập trung cải tạo từ tháng 01 - tháng 02/2011, thả giống từ tháng 3 - 4/2011. Vụ 02: tập trung cải tạo từ tháng 7 - 8/2011, thả giống từ tháng 8 - 9/2011.
2. Một số biện pháp kỹ thuật cơ bản:
- Cải tạo ao: Sau mỗi vụ nuôi bà con cần sên vét lại ao nuôi, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao, tiến hành cải tạo bằng cơ giới hóa (áp dụng đối với ao cũ và ao mới) đảm bảo các tiêu chí sau: ao diện tích thích hợp từ 0,3 – 0,5 ha, độ sâu tối ưu đạt 1,2 – 1,5 m. Tiếp theo tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 – 1000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 – 10 ngày với mục đích tiêu diệt hết mầm bệnh của vụ nuôi trước.
Trong quá trình nuôi nếu ao tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, đầu vàng thì bà con cần tiến hành tiêu diệt mầm bệnh bằng hóa chất thường dùng như formol (3 – 5 l/1000 m3), thuốc tím (0,5 – 1 l/1000 m3)…sau đó thu gom tôm, cua còn sót lại ra khỏi ao, sau 2 – 3 ngày bơm nước ra khỏi ao. Sau đó tiến hành phơi ao, bón vôi theo các bước như trên.
- Lấy nước và xử lý: Khuyến cáo bà con nên bố ao lắng chiếm khoảng 30% tổng diện tích canh tác để đảm bảo chất lượng nước, chủ động việc cấp nước vào ao nuôi. Đối với ao nuôi sau khi hoàn tất các bước trên, bà con nên tiến hành cấp nước vào ao thông qua túi lọc (tốt nhất nên thông qua ao lắng). Sau 3 – 5 ngày kết hợp với quạt nước thì trứng giáp xác sẽ nở hết bà con tiến hành diệt tạp bằng saponin (15 – 20 kg/1000 m3) hoặc một số sản phẩm có bán trên thị trường; diệt khuẩn, virus trong ao bằng formol (20 – 30 l/1000 m3) hoặc thuốc tím (5 – 8 kg/1000 m3)….
- Gây màu nước: Hiện nay bà con thường gây màu nước bằng một số sản phẩm của các công ty có trên thị trường, các sản phẩm có chứa các thành phần chủ yếu như nhóm vi sinh vật có lợi (nhóm bacillus subtilis, lactobacillus…), các vitamin, axit amin thiết yếu…cách sử dụng theo khuyến cáo của công ty. Các sản phẩm này rất cần thiết tạo môi trường ao nuôi ổn định, đạt tiêu chuẩn về độ trong (30 – 40 cm), pH (7,5 – 8,5), độ kiềm (80 – 120 ppm), khí độc (
Đối với những ao khó gây màu bà con có thể kết hợp các chế phẩm sinh học với bón phân urê (2 – 3 kg/1000 m3), bột cá (0,5 – 1 kg/1000 m3)…liên tục vài ngày đến khi ao nuôi đạt các tiêu chuẩn nêu trên thì có thể tiến hành thả tôm giống.
- Oxy hoà tan: Có tác động trực tiếp đến chế độ ăn, trao đổi chất, sức khoẻ và tỷ lệ sống của tôm. Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn, chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Vì nuôi với mật độ cao nên rất dễ bị tình trạng thiếu oxy, nhất là từ thời gian sau 45 ngày tuổi, nếu kéo dài tôm sẽ bị nổi đầu chết hàng loạt. Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi cần sử dụng các loại thiết bị chuyên dụng như: Ống E-Rô-Týp
Mời bà con tham khảo thiết bị tạo oxy tầng đáy, trại sản xuất giống, ao nuôi: Ống Phân Phối Khí Oxy chuyên dụng |
3. Chọn tôm giống
Đối với tôm sú: Chọn tôm giống đạt chuẩn Post 13-15. Sau khi chọn tôm giống thông qua phương pháp cảm quan: kích cỡ đồng đều, đường ruột to, tỉ lệ ruột/cơ đạt chuẩn ¼, bơi lội linh hoạt…tiến hành gây sốc bằng độ mặn bằng cách hạ độ mặn đột ngột xuống một nữa (ví dụ từ 20%o xuống 10%o) hoặc sốc Formol (2 lít/10 lít nước = nồng độ 200 ppm) trong 1 giờ nếu tỉ lệ sống tôm trên 90% là đạt yêu cầu. Sau đó đem tôm giống đến các phòng xét nghiệm để kiểm tra các bệnh MBV (còi), đốm trắng, đầu vàng…bằng phương pháp PCR nhằm mục đích đảm bảo tôm giống hoàn toàn khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
Đối với tôm thẻ chân trắng: Tốt nhất nên chọn tôm giống Post 10 trở lên đạt kích cỡ 10 mm, tôm giống trong đàn có độ đồng đều cao. Bà con nên tìm hiểu về nguồn tôm bố mẹ, nếu tôm bố mẹ có nguồn gốc Hawaii thì chất lượng được đảm bảo. Áp dụng các phương pháp chọn tôm giống tương tự như đối với tôm sú. Chất lượng tôm giống còn phụ thuộc độ tin cậy giữa người mua với các trại giống vì thế bà con nên chọn mua tôm giống ở các trại có uy tín, hợp tác lâu dài.
- Thả giống: Bà con nên yêu cầu các trại giống thuần hóa độ mặn giữa trại ương tương ứng với độ mặn trong ao nuôi. Nên thả tôm giống vào lúc trời mát (buổi sáng, chiều tối) tiến hành thuần hóa nhiệt độ giữa tôm trong bọc và ao nuôi khoảng 30 phút trước khi thả.
4. Cần chủ động nguồn tài chính
Theo ngành chuyên môn, đối với tôm sú: Để nuôi 1 ha tôm sú CN-BCN với mật độ 12 - 15 con/m2, thời gian 5 tháng cần đầu tư 200 – 250 triệu/vụ (giá thành 70 - 80 ngàn đồng/kg).
Đối với tôm thẻ chân trắng: Giá thành hiện nay từ 30 – 50 ngàn đồng/kg, để nuôi 1 ha với mật độ 80 – 120 con/m2, thời gian 3 tháng cần đầu tư 300 – 350 triệu/vụ.
Do đó người nuôi cần trang bị tốt về kỹ thuật nuôi cũng như có nguồn vốn đầu tư tương đối lớn và ổn định để chủ động trong suốt vụ nuôi.
Related news
Mùa tôm mới ở ĐBSCL nói chung, Trà Vinh nói riêng đang vào vụ, thế nhưng tại Trà Vinh đã có hơn 2.500ha tôm nuôi bị chết. Tình trạng tôm chết đang xuất hiện tại nhiều địa phương nên người nuôi tôm thấp thỏm âu lo.
Hiện nay, giá gà tam hoàng thịt các trang trại trong tỉnh bán tại chuồng chỉ còn 31 - 32 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 10 ngàn đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 4/2013. Với giá gà thịt như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ 9-10 ngàn đồng/kg. Đây là đợt hạ giá sâu nhất từ đầu năm 2013 đến nay.
Hàng loạt các vụ bắt giữ cá tầm nhập lậu được cơ quan chức năng thực hiện gần đây, song lượng cá tầm Trung Quốc giá rẻ đổ bộ qua biên giới vào nội địa vẫn rất nhiều, khiến người nuôi cá tầm trong nước khốn khó.