Prices / Tin thủy sản

Những giải pháp giúp tôm nuôi phòng tránh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND)

Những giải pháp giúp tôm nuôi phòng tránh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND)
Author: KS Trần Quang Đại - Phòng Kỹ thuật Skretting Vietnam
Publish date: Wednesday. June 7th, 2017

Những giải pháp giúp tôm nuôi phòng tránh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND)/Hội chứng tôm chết sớm (EMS)

Trước khi được Dr Lightner và các cộng sự tìm ra nguyên nhân Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vào năm 2013, vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus đã gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm với Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trước 35 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80% gây thiệt hại trên diện rộng.

Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) được công bố và người nuôi tôm đã hiểu rõ tác nhân gây bệnh cũng như các giải pháp phòng ngừa; nhưng đây vẫn là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm Việt Nam.

Trong quá trình chăm sóc ao nuôi và hỗ trợ kỹ thuật cho các khách hàng nuôi tôm của Skretting Việt nam, đội ngũ kỹ thuật của Công ty nhận thấy, cần thêm những giải pháp giúp người nuôi nâng cao khả nâng phòng tránh dịch Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) như sau:

1. Cải tạo ao:

Ao nuôi nên được vét bùn, rửa sạch và phơi ao trên 15 ngày nắng, những ao đã bị dịch hoặc nằm trong khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao nên phun khử trùng khu vực nuôi tôm (đáy ao, bờ ao, nhà…) bằng dung dịch Chorine A 50 ppm, các vật dụng nuôi tôm như phao, cánh quạt, xô, chậu… được ngâm trong dung dịch này tầm 2 - 4h, sau đó được rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô.

2. Xử lý nước:

Đối với những ao lấy nước qua kênh mương, nước nên được lắng, lọc để loại bỏ các địch hại và các vật chất hữu cơ lơ lửng, đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho ao nuôi tôm và nước nên được xử lý - diệt khuẩn trước khi cấp vào ao nuôi ít nhất trong 60 ngày nuôi đầu.

3. Giống:

Nên làm xét nghiệm tôm giống tại các phòng xét nghiệm có uy tín để thật sự có được giống sạch các bệnh về đốm trắng, gan tụy, vi bào tử trùng và Vibrio… điều này sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh rất nhiều trong quá trình nuôi.

4. Quá trình nuôi:

- Quan sát tôm hàng ngày, theo dõi màu sắc và hình dáng của khối bao tử, gan tụy và đường ruột từ khi tôm mới thả nuôi được tuần tuổi để can thiệp kịp thời.

- Gây màu nước và duy trì màu ổn định đậm dần theo thời gian, giai đoạn trước 25 ngày tuổi có độ trong 40 cm, giai đoạn 25 - 45 ngày tuổi có độ trong 30 cm và trên 45 ngày tuổi có độ trong 20 cm, nên duy trì màu ổn định, tránh để mất màu hoặc tàn tảo ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

- Bổ sung lợi khuẩn liên tục và định kỳ 3 - 5 ngày/lần vào ao nuôi giúp màu nước bền đẹp, giảm khí độc trong ao, làm sạch nước, kết hợp trộn cho ăn hàng ngày làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong suốt vụ nuôi.

- Màu nước phù hợp trong nuôi tôm thẻ bao gồm dòng tảo Chlorella (xanh lá chuối non), tảo khuê Chaetoceros, tảo Silic Skeletonema… (nâu vàng, nâu trà…) hoặc màu nước có khi pha trộn của hai màu trên.

- Luôn duy trì màu nước bóng sạch, hạt màu mịn, nếu trong nước có nhiều vật chất hữu cơ lơ lửng cần nhanh chóng loại bỏ bằng các giải pháp thay nước - vi sinh phân hủy - hoặc chất lắng tụ - Siphon…

- 30 ngày nuôi đầu ưu tiên bổ sung thêm nước đã qua xử lý (nhằm bổ sung lượng nước hao hụt do thẩm lậu hoặc bốc hơi hoặc siphon) tránh thay nước nhiều nhằm ổn định môi trường giúp tăng cường sức khỏe tôm nuôi.

- Trong 30 ngày đầu, nên đánh tăng kiềm - khoáng 1 - 2 ngày/lần lúc 6 - 7h tối để ổn định và nâng kiềm liên tục nhằm giúp môi trường ao nuôi ổn định, tôm lột xác hoàn toàn và nhanh cứng vỏ.

5. Thức ăn:

- Kiểm soát lượng thức ăn chặt chẽ trong 30 ngày đầu, tránh cho ăn nhiều dễ làm hỏng hệ gan tụy.

- Ưu tiên kiểm soát tốt gan tụy và đường ruột thông qua giải pháp dinh dưỡng bằng thức ăn nuôi tôm thẻ thế hệ mới có tên LORICA (sản phẩm của Skretting Vietnam).

- LORICA chứa nhiều thành phần nguyên liệu làm giảm và duy trì pH đường ruột thấp, ngăn ngừa sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio trong đường ruột, qua đó EMS cũng giảm đi rõ rệt.

- Việc bổ sung những phức hợp chức năng từ tụ nhiên vào thức ăn LORICA đã giúp hỗ trợ sức khỏe và chức năng vận hành của các hệ cơ quan trong cơ thể nhằm giúp tôm hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, có tăng trưởng tốt hơn và hệ số FCR thấp.

Với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ giúp cho rất nhiều hộ nuôi tôm có những vụ mùa thành công, điều mà Công ty Skretting Vietnam muốn mang đến cho khách hàng.

Chúc bà con nuôi tôm thắng lợi!


Related news

Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

Tìm hiểu về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết.

Wednesday. June 7th, 2017
Hiệu quả từ nuôi cá tra theo hướng liên kết sản xuất Hiệu quả từ nuôi cá tra theo hướng liên kết sản xuất

Giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng so với thời điểm trước Tết nguyên đán 2017 và hiện đứng ở mức giá khá cao từ 24.500 - 25.000 đồng/kg.

Wednesday. June 7th, 2017
“Sân chơi” của nhiều đơn vị uy tín “Sân chơi” của nhiều đơn vị uy tín

Qua 3 lần tổ chức, Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và ghi danh nhiều doanh nghiệp điển hình với những thành tích đặc biệt nổi trội.

Wednesday. June 7th, 2017