Nhiều Cách Để Tiết Kiệm Chi Phí Năng Lượng

Trao đổi với Dân Việt, GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho biết: Để giảm thiểu gánh nặng do giá xăng dầu, điện... tăng, bà con nông dân có thể thay đổi nguồn nhiên liệu sử dụng hàng ngày và sử dụng theo cách tiết kiệm...
Cụ thể là chúng ta có thể thay đổi như thế nào?
- Thay vì đun nấu từ nước lạnh để dùng có thể thay bằng nguồn nước nóng tạo ra từ năng lượng mặt trời đã ở mức 60- 70 độ C. Thay các bóng đèn tiêu thụ điện năng lớn hiện có bằng bóng sợi đốt có công suất bé hơn và tận dụng ánh sáng tự nhiên để giảm sử dụng điện thắp sáng. Về đun nấu có thể mua những loại than an toàn với môi trường để giảm dùng điện hay gas...
Với riêng nông dân dùng đến nhiều máy móc sản xuất hay ngư dân đánh bắt xa bờ, chế biến thuỷ sản, xăng tăng giá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập không nhỏ, nếu tính không khéo có thể thu không đủ bù chi. Vì vậy có thể chuyển sang dùng xăng sinh học với giá rẻ hơn.
Với đặc thù của VN, về lâu dài, ở vùng nông thôn có thể tập trung phát triển nguồn năng lượng gì vừa thân thiện môi trường vừa hiệu quả kinh tế?
- Ở vùng nông thôn VN hiện nay, có 2 nguồn năng lượng tái tạo mà chúng ta có thể thực hiện được ngay đó là dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Việc lắp dàn pin năng lượng mặt trời không quá đắt, nhưng có thể dùng được trực tiếp (thắp sáng, đun nấu...), tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Chúng ta còn có thể chọn những vùng có điều kiện thiên nhiên phù hợp để phát triển năng lượng gió. Tuy nhiên, cách này nên thực hiện theo quy mô rộng như xã, huyện chứ mỗi một gia đình e không khả thi. Còn những phương pháp khác có thể mang lại nguồn năng lượng với chi phí rẻ đều khó thực hiện trong lúc này.
Related news

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao