Prices / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Lợi Nhuận Cho Lúa Hè Thu

Nâng Cao Lợi Nhuận Cho Lúa Hè Thu
Author: 
Publish date: Tuesday. May 8th, 2012

Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất vụ lúa hè thu (HT) ở ĐBSCL so với các vụ khác trong năm, để từ đó chú ý nâng cao hiệu quả của việc bón phân cho vụ lúa này.

Theo nghiên cứu của chúng tôi nhiều năm và gần đây về sản xuất lúa 3 vụ ở ĐBSCL, với cách tính toán lấy công làm lời thì lãi thuần cao nhất trong 3 vụ lúa là vụ thu đông 18,3 triệu (do giá lúa vụ thu đông cao nhất trong năm), kế đến là vụ đông xuân 15,6 triệu và cuối cùng là vụ HT với 14,6 triệu đồng/ha. Từ đó chúng ta nhận thấy vụ HT có hiệu quả sản xuất thấp nhất nên cần phải chú ý bón phân theo phương pháp “5 đúng” nhằm nâng cao năng suất lúa, giảm chi phí phân bón và nâng cao lợi nhuận. Đó là các nguyên tắc bón đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp, đúng loại phân và đúng thời gian cách ly.

Để bón phân đúng liều lượng chính xác trên mỗi cánh đồng thì bà con cần phải tiến hành làm một “thí nghiệm đồng ruộng” theo kiểu khuyến cáo của Viện Lúa Quốc tế (IRRI), tức là nghiên cứu áp dụng phân bón cho từng cánh đồng riêng biệt. Tuy nhiên, việc này chưa được phổ biến, bà con nên điều chỉnh theo mức khuyến cáo cho 3 yếu tố đạm, lân và kali từ thấp đến cao cho vụ HT ở ĐBSCL như sau: 60 – 85kg N + 40 – 50kg P2O5 + 30 – 60kg K2O cho 1ha.

Với công thức phân bón cho lúa HT này, quy ra phân thương phẩm dưới dạng phân đơn khoảng từ 131 – 185kg urê + 242,5 – 303kg lân đơn (super lân) + 50 – 100kg kali (Kcl). Nếu dùng phân hỗn hợp, bà con nên tính toán dựa vào tỷ lệ nguyên chất của từng loại phân để đảm bảo không thừa, thiếu quá nhiều. Trường hợp dùng phân đơn, bà con có thể tiết kiệm gần 500.000 đồng cho 1ha.

Đúng liều lượng cũng có nghĩa là điều chỉnh theo đặc điểm vùng sinh thái ở ĐBSCL có 3 vùng đất gồm: Vùng phèn, vùng phù sa và vùng nhiễm mặn. Điều chỉnh liều lượng phù hợp như tăng lượng phân lân cho vùng phèn, hoặc áp dụng thêm kali (K2O) lúc hình thành gié cho đất không được bổ sung phù sa từ nguồn ngập lũ hàng năm.

Thứ hai là bón phân đúng thời gian. Ngoại trừ bón lót là bón trước khi gieo sạ, kết hợp làm đất vùi phân bón thì bón thúc đúng thời gian đối với lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày là khá quan trọng. Có 3 đợt thúc là: Đợt 1: 7 - 10 ngày sau sạ (NSS); đợt 2: 18 - 22 NSS; đợt 3: 30 - 35 NSS. Đối với lúa dài ngày hơn từ 95 - 100 ngày thì đợt 1: 7 - 10 NSS; đợt 2: 22 - 25 NSS; đợt 3: 40 NSS…

Related news

Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Tuesday. May 8th, 2012
Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

Tuesday. May 8th, 2012
Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).

Tuesday. May 8th, 2012