Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp

Cá bóp bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng bè trên biển tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Cá bố mẹ 10- 20 kg/con được chủ động kích thích cho sinh sản nhân tạo bằng hormon và sinh sản tự nhiên. Mỗi cá mẹ đẻ từ 300.000- 900.000 trứng. Cá sau khi nở được ương trên bể tại Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ.
Qua các đợt ương nuôi cá bột bằng các phương pháp khác nhau đã thu được kết quả rất tốt. Cá bột sau 3 tuần ương nuôi đạt tỷ lệ sống 10- 14%, kích cỡ 3- 4 cm dài và năng suất 700- 1.400 con/m3 nước ương. Cá giống hiện được tiếp tục ương trong hệ thống bể tuần hoàn có tăng trưởng và tỷ lệ sống rất tốt, sau 1,5 tháng tuổi đạt 13- 15cm.
Cá bóp có tên khoa học Rachycentron canadum, là một trong những đối tượng nuôi ở biển quan trọng trong phát triển nghề nuôi cá lồng ven biển và hải đảo. Cá lớn rất nhanh có thể đạt 5- 8 kg sau 1 năm nuôi, thịt ngon, có giá trị xuất khẩu.
Hiện nay, nghề nuôi cá bóp trong lồng trên biển đang phát triển nhanh ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là ở các huyện đảo tỉnh Kiên Giang. Nơi này có hơn 900 lồng nuôi với sản lượng hơn 500 tấn cá/năm. Những năm qua nghề nuôi cá bóp trong lồng trên biển ở Kiên Giang dựa chủ yếu vào nguồn cá giống khai thác tự tự nhiên nên gặp nhiều khó khăn về số lượng và chất lượng con giống.
Thành công bước đầu trong SX giống nhân tạo cá bóp có ý nghĩa rất quan trọng cho việc hoàn chỉnh qui trình SX giống nhân tạo. Khoa Thủy sản và Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với Trung tâm KN- KN Kiên Giang triển khai ứng dụng SX giống nhân tạo, xây dựng mô hình nuôi cá lồng bằng giống nhân tạo góp phần phát triển nhanh, bền vững nghề nuôi cá bóp lồng trên biển không chỉ của tỉnh Kiên Giang mà còn cho các tỉnh ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.