Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.
Ông Trần Văn Út, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu chỉ rõ: Hiện tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp nhưng ngành chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy, để giảm thiệt hại thấp nhất cho người nuôi tôm, ngành chức năng khuyến khích bà con nên áp dụng mô hình nuôi tôm sạch, nuôi tôm sinh thái bằng cách sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm bởi đây là mô hình dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện địa phương, ít tốn kém và giảm rủi ro.
Ông Tạ Minh Phú, Chủ tịch Hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết: Cách nuôi này không chỉ giảm tác động đến môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước, đất mà còn tạo ra được nguồn sản phẩm sạch, có giá thành kinh tế cao, hướng đến phát triển nuôi tôm theo mô hình bền vững.
Thạc sỹ Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh nhấn mạnh: Nuôi tôm theo mô hình an toàn sinh học không chỉ tạo ra nguồn tôm nguyên liệu sạch, đáp ứng xuất khẩu vào thị trường khó tính, cho hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm được chi phí đầu tư, ít rủi ro, không tác động đến môi trường sinh thái, mang tính bền vững cao. Qua theo dõi đánh giá thực tế, nuôi tôm theo mô hình này có thể cải thiện từng bước môi trường nước, đất đã nhiễm mầm bệnh lâu ngày.
Theo thống kê của ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, trên 10% diện tích tôm nuôi theo mô hình công nghiệp trong toàn tỉnh Bạc Liêu đã bị dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ dân. Vì vậy, việc khuyến khích các hộ nông dân áp dụng mô hình tôm sạch là giải pháp kịp thời, không chỉ góp phần tháo gỡ bế tắc cho người nuôi tôm mà còn giúp khống chế dịch bệnh trên tôm, cải thiện môi trường, hướng đến phát triển, nhân rộng mô hình nuôi tôm sạch, bền vững ra toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 634 ha thủy sản nước lợ, 111 ha cá nước ngọt và 912 lồng cá trên phá, ven sông.