Ngư Dân Khổ Vì Cá Ngừ Đại Dương Rớt Giá
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kết thúc vụ cá ngừ đại dương năm 2012, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay với hơn 4.000 tấn nhờ người dân chuyển từ nghề câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp đèn pha. Tuy nhiên, chính cách câu này làm giá cá rớt thê thảm.
Ông Mai Thành Phúc, đội trưởng 4 tàu câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa, cho biết: “Năm 2012, giá cá khoảng 150.000 - 170.000 đồng/kg, đến đầu tháng 3 năm nay còn 65.000 đồng/kg và hiện chỉ còn 50.000 - 55.000 đồng/kg. Mỗi tàu cá tổn phí cho một chuyến đi biển 120 - 150 triệu đồng. Với giá cá hiện nay, ngư dân lỗ vốn”.
Theo các chủ vựa ở cảng cá Hòn Rớ, TP Nha Trang, chất lượng cá ngừ đại dương câu bằng tay kết hợp đèn pha làm cho thịt cá bị chua nên giá cá phải giảm. Trong khi đó, ông Vũ Đình Đáp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 - Bộ NN-PTNT, cho rằng tuy chưa thể kết luận phương pháp câu bằng ánh sáng làm giảm chất lượng cá ngừ đại dương nhưng việc pha đèn đã khiến cá ngừ bị sốc và tiết ra nhiều kháng chất. Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, cho biết hội sẽ có văn bản báo cáo Bộ NN-PTNT, đề xuất giải pháp giúp ngư dân.
Related news
Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.
Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.
Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.