Nghêu Chết Gây Thiệt Hại Khoảng 202 Tỷ Đồng Ở Tiền Giang
Ngày 2-4, ông Lê Hoàng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, sau khi Tổ Kiểm tra gồm Chi cục Thú y tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Tân Thành tiến hành thẩm tra thực tế thì tổng diện tích thiệt hại do nghêu chết là 1.153,5 ha.
Trong đó, các hộ có hợp đồng thuê đất thả nuôi với diện tích 642,7 ha/127 hộ nuôi/137 phiếu kê khai và diện tích thiệt hại 642,4 ha; còn lại 511,1 ha/57 hộ nuôi/65 phiếu không có hợp đồng thuê đất. Ước thiệt hại chung là 60%, sản lượng trung bình 15 tấn/ha. Tổng sản lượng thiệt hại ước tính 11.232 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 202 tỷ đồng.
Theo ngành Nông nghiệp, thời điểm nghêu chết sớm hơn năm 2012, diễn ra từ tháng 2 với tần suất ngày càng nhiều, từ 1 - 2 con/1 m2 (tùy theo khu vực); nặng nhất là vào ngày 11 đến 13-3 nghêu chết đều trên cả 3 khu vực, mật độ dày từ 15 - 20 con/m2. Không chỉ nghêu sắp thu hoạch mà nghêu giống mới thả khoảng 1 - 2 tháng cũng chết khoảng 80%, trong khi đó nguồn nghêu giống địa phương không đủ để cung cấp cho người nuôi trong vùng.
Hiện các ngành chuyên môn đã lấy mẫu để tìm nguyên nhân nghêu chết hàng loạt và kiến nghị với Bộ NN&PTNT để có chính sách hỗ trợ cho người nuôi.
Related news
Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.
Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.
Nghề nuôi ốc sên đang là một trong những ngành nông nghiệp phát triển tại Bulgaria khi nhu cầu từ Pháp và Ý đối với món ăn cao cấp nhưng lạ miệng này tăng cao. Trước đây, nghề nuôi ốc sên vốn rất phát triển tại Tây Âu, nhưng từ năm 2006 ngành kinh doanh ốc sên bắt đầu chuyển hướng sang Đông Âu, và tạo cơ hội thuận lợi cho Bulgaria phát triển.