Nghêu Chết Gây Thiệt Hại Khoảng 202 Tỷ Đồng Ở Tiền Giang

Ngày 2-4, ông Lê Hoàng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, sau khi Tổ Kiểm tra gồm Chi cục Thú y tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Tân Thành tiến hành thẩm tra thực tế thì tổng diện tích thiệt hại do nghêu chết là 1.153,5 ha.
Trong đó, các hộ có hợp đồng thuê đất thả nuôi với diện tích 642,7 ha/127 hộ nuôi/137 phiếu kê khai và diện tích thiệt hại 642,4 ha; còn lại 511,1 ha/57 hộ nuôi/65 phiếu không có hợp đồng thuê đất. Ước thiệt hại chung là 60%, sản lượng trung bình 15 tấn/ha. Tổng sản lượng thiệt hại ước tính 11.232 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 202 tỷ đồng.
Theo ngành Nông nghiệp, thời điểm nghêu chết sớm hơn năm 2012, diễn ra từ tháng 2 với tần suất ngày càng nhiều, từ 1 - 2 con/1 m2 (tùy theo khu vực); nặng nhất là vào ngày 11 đến 13-3 nghêu chết đều trên cả 3 khu vực, mật độ dày từ 15 - 20 con/m2. Không chỉ nghêu sắp thu hoạch mà nghêu giống mới thả khoảng 1 - 2 tháng cũng chết khoảng 80%, trong khi đó nguồn nghêu giống địa phương không đủ để cung cấp cho người nuôi trong vùng.
Hiện các ngành chuyên môn đã lấy mẫu để tìm nguyên nhân nghêu chết hàng loạt và kiến nghị với Bộ NN&PTNT để có chính sách hỗ trợ cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ổn định không bùng phát như một số tỉnh lân cận Kon Tum, Đak Lak. Thế nhưng trong những ngày qua, đàn bò 12 con của gia đình ông Võ Trường-thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku vừa mua từ nơi khác về nuôi thì bất ngờ 7/12 con có triệu chứng lở mồm long móng (LMLM).

Trong khi nhiều hộ thua lỗ vì nuôi con đặc sản thì gia đình anh Bùi Văn Chuyền, thôn Trung, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vẫn thu lợi nhuận khá từ nuôi lợn rừng và rắn hổ phì.

Mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh vừa được nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Đà Nẵng triển khai tại Cù Lao Chàm (TP.Hội An) đã mở ra hướng, tạo sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng tại đây mà không phải cần đất sản xuất.