Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam
Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.
Nguồn viện trợ này đến từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), một quỹ tín thác do WB quản lý, nhằm hỗ trợ giải quyết 6 lĩnh vực môi trường quan trọng: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, vùng biển quốc tế, suy giảm ôzôn, suy thoái đất và ô nhiễm hữu cơ kéo dài. Dự án được triển khai tại 8 tỉnh gồm Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Khoản viện trợ bổ sung từ GEF sẽ tài trợ quy hoạch liên ngành cho các khu vực ven biển và đồng quản lý khai thác thủy sản gần bờ. Khoản viện trợ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 140 cộng đồng ngư dân nghèo ở 8 tỉnh trong việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven biển, qua đó đóng góp vào mục tiêu tăng cường quản lý bền vững nghề cá ven biển trong vùng dự án.Related news
Trước tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân ở ĐBSCL, TCty Lương thực Miền Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang khẩn trương triển khai hoặc chuẩn bị kế hoạch thu mua tạm trữ gần 3 triệu tấn quy gạo.
Cây trồng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây có đủ sức khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt; duy trì và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất; đem lại lợi nhuận cao nhất và ổn định cho người sản xuất; phù hợp với tập quán trình độ và điều kiện sản xuất hiện tại.
Trong cuộc gặp gỡ đầu năm của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) diễn ra chiều 20-2 tại TP HCM, doanh nghiệp tập trung kiến nghị về ba vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh thủy sản hiện nay. Đó là thiếu nguồn giống chất lượng và sạch bệnh, thiếu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hiện trạng không thể kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.