Prices / Mô hình kinh tế

Trăn Trở Với Nghề Nuôi Hươu, Nai

Trăn Trở Với Nghề Nuôi Hươu, Nai
Author: 
Publish date: Saturday. June 23rd, 2012

Nghề nuôi hươu, nai ở xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) đã có tiếng từ lâu nhưng làm sao để phát triển mạnh và có tính ổn định lâu dài là trăn trở của ông Nguyễn Đình Châu, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm.

Ông Châu bước vào nghề chăn nuôi hươu, nai khá sớm ở vùng đất Hiếu Liêm. Không ít lần loài động vật hoang dã này làm cho vợ chồng ông mất ăn mất ngủ. Năm 1993, ông thế chấp toàn bộ gia sản để vay gần 20 triệu đồng (tương đương với 5 cây vàng) mua được một con nai về nuôi. Nai mua về sau một tháng thì xổng chuồng chạy vào rừng. Sáng dậy không thấy nai đâu, ông ngơ ngác tìm quanh một vòng và nghĩ nai đã chạy vào rừng là mất. Thế rồi, ba ngày sau “gia tài” ấy lững thững đi về khiến cả gia đình ông vỡ òa trong niềm vui.

Từ con nai ban đầu đầy hồi hộp đó, ông đã phát triển dần lên đến 40 con vào năm 2003. Lúc này có được số vốn kha khá ông dự tính chuyển qua nghề khác. Nghĩ đến bán đàn nai đi để chuyển đổi nghề, tâm trạng ông đầy cảm xúc, bởi trong 10 năm qua ông đã có biết bao vui buồn với chúng. Đàn nai bán đến con thứ 33 thì ông dừng lại không bán nữa.

Năm 2008, ông Châu quyết định đầu tư trang trại chăn nuôi theo quy mô hiện đại. Ông đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và mua thêm hơn 50 con nai, nâng tổng đàn lên 60 con và được xem là người có đàn nai lớn ở Hiếu Liêm. Năm đó, đàn nai lại gặp sự cố làm cho ông bị thiệt hại khá lớn. “Tôi nuôi nai suốt mười mấy năm không mấy khi thấy chúng chết ngoài việc bị gãy chân do khi cắt nhung không đúng cách. Vậy mà năm đó đàn nai của tôi chết hơn 10 con với đủ nguyên nhân. Có cặp nai mới mua về với giá 70 triệu đồng được ít ngày lăn ra chết lý do rất hy hữu là chân chúng bị trầy rồi nhiễm trùng” - ông Châu tâm sự.

Năm 2010, ông bổ sung vào trang trại của mình một đàn hươu sao 20 con. Theo ông, nuôi cả hươu và nai giúp đa dạng hóa hơn về nhung cho khách lựa chọn tùy theo nhu cầu. Ông Châu cho biết, giá nhung cũng khá thất thường có khi lên cao cũng có lúc lại giảm xuống khá thấp. Điều khó khăn ở vùng chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm này là mạnh ai nấy bán dẫn đến cạnh tranh giá bán không lành mạnh.

Nhằm ổn định hơn nghề này, năm 2009, ông Châu đã đứng ra vận động một số hộ chăn nuôi nai ở đây cùng thành lập HTX để phát triển nghề. Ông cho hay, thời gian tới HTX sẽ xây dựng một khu chăn nuôi tập trung để quản lý tốt hơn việc phát triển đàn hươu, nai. Kế hoạch của HTX cũng sẽ chế biến các sản phẩm từ nhung hươu, nai để gia tăng thêm giá trị và ổn định giá sản phẩm. Vừa qua, HTX đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đây là thuận lợi để hợp tác xã phát triển sản phẩm của mình.

Related news

Bảo Hiểm Chăn Nuôi Chưa Thu Hút Được Người Chăn Nuôi Ở Bình Định Bảo Hiểm Chăn Nuôi Chưa Thu Hút Được Người Chăn Nuôi Ở Bình Định

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.

Saturday. June 23rd, 2012
Tăng Năng Suất Bưởi Da Xanh Bằng Phương Pháp Hữu Cơ Sinh Học Tăng Năng Suất Bưởi Da Xanh Bằng Phương Pháp Hữu Cơ Sinh Học

Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Saturday. June 23rd, 2012
Người Tiên Phong Trồng Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên Người Tiên Phong Trồng Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Saturday. June 23rd, 2012