Giá / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Lợi Nhuận Cho Lúa Hè Thu

Nâng Cao Lợi Nhuận Cho Lúa Hè Thu
Tác giả: 
Ngày đăng: 08/05/2012

Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất vụ lúa hè thu (HT) ở ĐBSCL so với các vụ khác trong năm, để từ đó chú ý nâng cao hiệu quả của việc bón phân cho vụ lúa này.

Theo nghiên cứu của chúng tôi nhiều năm và gần đây về sản xuất lúa 3 vụ ở ĐBSCL, với cách tính toán lấy công làm lời thì lãi thuần cao nhất trong 3 vụ lúa là vụ thu đông 18,3 triệu (do giá lúa vụ thu đông cao nhất trong năm), kế đến là vụ đông xuân 15,6 triệu và cuối cùng là vụ HT với 14,6 triệu đồng/ha. Từ đó chúng ta nhận thấy vụ HT có hiệu quả sản xuất thấp nhất nên cần phải chú ý bón phân theo phương pháp “5 đúng” nhằm nâng cao năng suất lúa, giảm chi phí phân bón và nâng cao lợi nhuận. Đó là các nguyên tắc bón đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp, đúng loại phân và đúng thời gian cách ly.

Để bón phân đúng liều lượng chính xác trên mỗi cánh đồng thì bà con cần phải tiến hành làm một “thí nghiệm đồng ruộng” theo kiểu khuyến cáo của Viện Lúa Quốc tế (IRRI), tức là nghiên cứu áp dụng phân bón cho từng cánh đồng riêng biệt. Tuy nhiên, việc này chưa được phổ biến, bà con nên điều chỉnh theo mức khuyến cáo cho 3 yếu tố đạm, lân và kali từ thấp đến cao cho vụ HT ở ĐBSCL như sau: 60 – 85kg N + 40 – 50kg P2O5 + 30 – 60kg K2O cho 1ha.

Với công thức phân bón cho lúa HT này, quy ra phân thương phẩm dưới dạng phân đơn khoảng từ 131 – 185kg urê + 242,5 – 303kg lân đơn (super lân) + 50 – 100kg kali (Kcl). Nếu dùng phân hỗn hợp, bà con nên tính toán dựa vào tỷ lệ nguyên chất của từng loại phân để đảm bảo không thừa, thiếu quá nhiều. Trường hợp dùng phân đơn, bà con có thể tiết kiệm gần 500.000 đồng cho 1ha.

Đúng liều lượng cũng có nghĩa là điều chỉnh theo đặc điểm vùng sinh thái ở ĐBSCL có 3 vùng đất gồm: Vùng phèn, vùng phù sa và vùng nhiễm mặn. Điều chỉnh liều lượng phù hợp như tăng lượng phân lân cho vùng phèn, hoặc áp dụng thêm kali (K2O) lúc hình thành gié cho đất không được bổ sung phù sa từ nguồn ngập lũ hàng năm.

Thứ hai là bón phân đúng thời gian. Ngoại trừ bón lót là bón trước khi gieo sạ, kết hợp làm đất vùi phân bón thì bón thúc đúng thời gian đối với lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày là khá quan trọng. Có 3 đợt thúc là: Đợt 1: 7 - 10 ngày sau sạ (NSS); đợt 2: 18 - 22 NSS; đợt 3: 30 - 35 NSS. Đối với lúa dài ngày hơn từ 95 - 100 ngày thì đợt 1: 7 - 10 NSS; đợt 2: 22 - 25 NSS; đợt 3: 40 NSS…

Có thể bạn quan tâm

Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật) Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật)

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

08/05/2012
Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

08/05/2012
Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

08/05/2012