Giá / Mô hình kinh tế

Đưa Dưa Hấu Lên Núi

Đưa Dưa Hấu Lên Núi
Tác giả: 
Ngày đăng: 04/06/2012

Theo lời của người dân ở chợ Yên Thế: "Trời nắng nóng mà được ăn một miếng dưa hấu của ông Liên thì người sẽ khoẻ khoắn, mát dịu ngay".

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Liên ở thôn Bản São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, Yên Bái.

Ông Liên là gia đình đầu tiên trồng dưa hấu trên đất Lục Yên. Mảnh đất gần 2 mẫu gần bờ sông Chảy của ông phủ kín dưa hấu. Đang vào mùa thu hoạch nên cả nhà ông đều ở ngoài ruộng dưa.

Như nhiều gia đình ở Tân Lập, trước đây ông Liên trồng ngô bên bờ sông Chảy. Đọc báo, xem ti vi, thấy ND nhiều nơi trồng dưa hấu có thu nhập cao, năm 2007, ông mua giống dưa Trung Quốc về trồng thử vài sào. Ngay vụ đầu, ông thu gần 6 tấn quả, bán được trên 40 triệu đồng. Năm sau, ông tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay ông đã có 15 sào dưa hấu, trung bình mỗi sào cho 1 tấn quả/năm.

Chúng tôi đi một vòng thăm ruộng dưa của ông Liên. 15 sào đất phủ kín dưa hấu với những trái căng mọng phơi mình trong nắng. "Nếu mảnh đất này trồng ngô, mỗi năm chỉ được 2-3 triệu đồng thôi. Từ khi tôi trồng dưa hấu, thu nhập gấp chục lần”. Theo ông Liên, trồng dưa không khó, quan trọng nhất là khâu làm đất, phòng sâu bệnh khi cây dưa còn non, phải thụ phấn cho dưa khi cây ra hoa. Dưa trồng chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch.

Sau mấy vụ trồng dưa hấu giống Trung Quốc, thấy dưa không ngọt lắm, năm nay ông chuyển đổi sang trồng giống dưa Sài Gòn và Thái Lan. Ông Liên cho biết, ưu điểm của 2 giống dưa này là quả to, vỏ dày thuận tiện cho vận chuyển, ruột đỏ, ngọt, cây dưa có khả năng chống chịu nắng nóng tốt.

Dưa của ông Liên có tiếng nên thương lái ra tận ruộng mua, nhiều lúc còn cháy hàng. Ông Liên cho hay, năm nay dưa được giá, thấp nhất là 10.000 đồng/kg. Ông nhẩm tính, ruộng dưa năm nay sẽ thu khoảng chục tấn, như vậy gia đình ông có khoảng 100 triệu đồng.

Thấy gia đình ông Liên trồng dưa hấu hiệu quả cao, nhiều hộ trong xã mạnh dạn trồng theo. Nằm liền kề với ruộng dưa nhà ông Liên là ruộng dưa của gia đình chị Long Thị Hợp. Cũng diện tích này, trước đây mỗi năm gia đình chị chỉ thu được vài tạ ngô, bán không được quá 2 triệu đồng. Nhưng ngay năm đầu tiên trồng dưa, gia đình chị đã có trong tay 3-4 chục triệu đồng. Năm nay, gia đình chị trồng dưa hết diện tích (trên 5 sào). Do nắng nóng kéo dài, dưa không sai quả như mọi năm nhưng chị ước tính vẫn có 4-5 tấn dưa hấu. Chị Hợp tâm sự: "Nhà tôi mới trồng dưa được 3 vụ, vụ nào cũng thu 3-4 chục triệu đồng. Nhờ dưa hấu, gia đình tôi đã ra khỏi danh sách hộ nghèo".

Ông Nguyễn Văn Dự - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: "Xã đang tuyên truyền, vận động bà con tận dụng đất soi bãi để trồng dưa. Đây sẽ là cây trồng mở hướng thoát nghèo cho người dân Tân Lập".

Có thể bạn quan tâm

Nhân Nuôi Ong Ký Sinh Diệt Sâu Tơ Nhân Nuôi Ong Ký Sinh Diệt Sâu Tơ

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

04/06/2012
Phát Huy Thế Mạnh Của Cây Trồng Vùng Khô Hạn Phát Huy Thế Mạnh Của Cây Trồng Vùng Khô Hạn

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

04/06/2012
Mô Hình Kinh Tế Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa Mô Hình Kinh Tế Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

04/06/2012