“Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng
Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!
Với giá cao như thế, trung bình mỗi công sắn ở xã An Thạnh Đông cho thu nhập cao gấp 5 lần thu nhập từ cây mía (giá mía tại huyện Cù Lao Dung hiện dao động từ khoảng 850 đồng - 1.000 đồng, tùy chữ đường).
Ấp Trương Công Nhựt được xem là “thủ phủ” củ sắn của xã An Thạnh Đông với diện tích gần 80 công, chiếm hơn 50% diện tích trồng củ sắn toàn xã. Tại đây, hộ trồng ít nhất 1 công, hộ trồng nhiều nhất trên 4 công. Bà Huỳnh Thị Kiến - ở ấp Trương Công Nhựt - vừa thu hoạch được trên 10 tấn củ đậu/công. Sau khi trừ chi phí, bà thu lãi trên 50 triệu đồng.
Bà Liến cho biết, từ lúc củ đậu... bén duyên với vùng đất này, chỉ mới năm nay, người trồng củ đậu mới đạt được lãi cao như vậy. Còn anh Quách Văn Út - ngụ cùng ấp - cũng đã có lời gần 200 triệu đồng từ 4 công sắn của mình.
Theo các hộ dân chuyên trồng củ sắn, chỉ cần sắn có giá từ 3.000 đồng trở lên là người trồng đảm bảo có lãi. Sở dĩ củ sắn năm nay có giá cao “kỷ lục” là do diện tích trồng ít, trong khi nhu cầu của thị trường lại cao (niên vụ vừa rồi, giá sắn chỉ có 4.000 đồng/kg).
Xuống giống vào đầu tháng 7 dương lịch và thu hoạch khoảng tháng 12, diện tích trồng củ sắn hằng năm ở An Thạnh Đông dao động từ 10 - 15 ha với năng suất trung bình từ 8 - 10 tấn/công, còn chi phí chỉ khoảng 10 triệu đồng/công. Sau khi thu hoạch vụ sắn, bà con nông dân có thể trồng xen thêm một vụ bắp, khoai; sau đó là dâm mía giống để chuẩn bị cho vụ mía năm sau. Với củ đẹp và tròn, giống thuần chủng địa phương nên củ sắn trồng tại địa phương này luôn được các thương lái đến từ Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ... thu mua với giá cao.
Ông Phan Văn Đực - Trưởng ban Nhân dân ấp Trương Công Nhựt - cho biết, mặc dù mía được xem là cây trồng chủ lực của huyện Cù Lao Dung với diện tích trên 7.000 ha, thế nhưng ở xã An Thạnh Đông, ngoài cây mía thì trồng sắn luôn được duy trì và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều năm trở lại đây, nhờ “đầu ra” ổn định nên người dân An Thạnh Đông càng yên tâm duy trì mô hình sản xuất hiệu quả này.
Related news
Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.
Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.
Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.