Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)
Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.
Trong niên vụ 2011-2012, Sông Hinh có gần 4.000ha mía, trong đó Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa đầu tư 3.650ha, năng suất bình quân đạt 56 tấn/ha, tăng 2,5 tấn/ha so với niên vụ trước; tổng sản lượng mía nguyên liệu đạt được hơn 221.000 tấn. Về cây sắn, toàn huyện trồng gần 8.000ha, vượt kế hoạch trên 2.600ha; năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Tuy nhiên, do giá mua sắn nguyên liệu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng đã dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn thấp. Mặt khác, việc mở rộng diện tích sắn ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm có thời điểm gặp khó khăn. Các ngành chuyên môn ở huyện đã nhiều lần khuyến cáo nhưng diện tích trồng sắn vẫn tăng, trong khi đó mức độ đầu tư thâm canh cây sắn vẫn chưa được nông dân chú ý.
Từ những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế, huyện Sông Hinh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong công tác sản xuất, điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2012-2013 với những giải pháp cụ thể: Mở rộng diện tích mía 5.500ha, ổn định diện tích sắn 6.500ha. Vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng bằng biện pháp thâm canh. Tăng cường công tác quản lý, điều hành nguyên liệu mía, sắn chặt chẽ, sát địa bàn. Tuyên truyền vận động nhân dân trồng mía, sắn ký kết hợp đồng đầu tư trước khi trồng và cam kết thực hiện bán nguyên liệu theo đúng hợp đồng.
Related news
Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.
Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường