Mô Hình Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm
Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.
Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết qua thử nghiệm, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm nên ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía.
Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam, ở ấp 6. Năm 2011, ông Nam trồng thử nghiệm khoảng nửa công mía trên đất bờ vuông tôm, đến cuối năm thu hoạch bán được được hơn 8 triệu đồng. “Thấy gia đình thằng bạn trồng mấy bụi mía trên bờ vuông tốt quá chừng nên tôi bèn dọn cỏ, xới đất bờ vuông trồng thử. Ai dè làm chơi, ăn thiệt. Vậy mà từ trước tới giờ mình bỏ đất hoang không trồng mía, uổng ghê! Năm nay gia đình tôi trồng mía và bí rợ hết đất bờ vuông của mình”, ông Nam nói.
Năm nay, gia đình ông Nguyễn Khải Hoàng (cũng ở ấp 6) vui như hội vì có thêm 30 triệu đồng từ 2.000 m2 mía trồng trên bờ vuông tôm. Ông nói: "Mỗi năm, 2 ha đất nuôi tôm của gia đình cho thu nhập chỉ khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán tôm. Trong khi chỉ một vụ mía, gia đình tôi đã có thu nhập đến 30 triệu đồng. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất muôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, nếu trồng mía trên bờ vuông còn khỏi phải tốn tiền mướn dọn cỏ”.
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là tiềm năng lớn cho phát triển diện tích mía và hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
Tới đây, ắt hẳn mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải sẽ được bà con nông dân các địa phương khác học hỏi, áp dụng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Related news
Đầu ra gặp khó, giá gạo XK của Việt Nam đã liên tục giảm xuống trong mấy tháng qua. Tuy nhiên nếu các DN còn tiếp tục giảm giá XK gạo xuống thấp thêm nữa, sẽ rất nguy hiểm.
Trồng màu bằng màng phủ có lợi thế là sự phản chiếu của màng phủ ngăn không cho sâu bệnh gây hại. Lượng phân bón không bị rửa trôi, tiết kiệm một phần chi phí, năng suất không hề thua kém so với cách trồng thông thường
Huyện Đồng Xuân (Phú Yên) có diện tích trồng sắn khá lớn với trên 4.100 ha, năng suất đạt 18,5 tấn/ha, trong khi đó năng suất sắn toàn tỉnh đạt 19 tấn/ha. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, tháng 11/2011, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng sắn xen đậu phộng trên đất đồi để đạt hiệu quả kinh tế cao.