Prices / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang

Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang
Author: 
Publish date: Saturday. March 16th, 2013

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

Trước đây, người dân chuyên nuôi tôm, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường, năng suất tôm giảm. Đến năm 2000, nông dân nuôi tôm kết hợp thả cua, sò huyết đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi, phân tán rủi ro khi tôm mất mùa. Mô hình có chi phí đầu tư không cao, người nuôi chỉ tốn tiền mua con giống, có thể tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao. Đặc biệt, nuôi sò huyết trong ao lắng, góp phần cải tạo môi trường nước trong ao như lọc tảo, xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật.

Chị Lê Thị Thảnh, ngụ ấp Xẻo Đôi, xã Nam Thái A là một trong những người thành công với mô hình kết hợp tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích mặt nước, mỗi năm thu nhập không dưới 200 triệu đồng. Theo chị Thảnh, với vuông tôm rộng 4 ha, năm vừa rồi chị thả hơn 1 tấn sò huyết, chỉ tốn tiền mua giống gần 40 triệu đồng, sau gần một năm chị thu hoạch gần 15 tấn sò huyết, giá bán dao động 40.000 - 48.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, chị Thảnh còn ngăn bờ bao, thả 4.000 con cua giống xen tôm, sau 4 tháng thả nuôi, thu lãi trên 100 triệu đồng từ tiền bán cua và tôm.

Nhận thấy mô hình nuôi thủy sản kết hợp này đạt hiệu quả kinh tế cao, xã Nam Thái A đang đề xuất với ngành chức năng huyện để tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về kỹ thuật thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản nhằm nhân rộng ra địa bàn xã. Đồng thời thành lập tổ hợp tác để nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng thương lái ép giá.


Related news

Giao Đất 50 Năm Cho Dân: Cú Hích Cho Nông Nghiệp Giao Đất 50 Năm Cho Dân: Cú Hích Cho Nông Nghiệp

Chủ trương sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ nâng thời hạn giao đất nông nghiệp lên thành 50 năm. Vậy thời hạn này liệu đã đáp ứng được kỳ vọng của nông dân và cần thực hiện giao đất như thế nào?

Saturday. March 16th, 2013
Bể Biogas Composite Bể Biogas Composite

Chỉ cần vài tiếng đồng hồ lắp đặt, bà con nông dân đã có thể đưa vào sử dụng ngay một bể biogas bằng chất liệu composite siêu bền. Trước đây, các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại chủ yếu xây dựng hầm biogas bằng chất liệu gạch và xi măng. Nhưng bể biogas xây bằng gạch có nhiều nhược điểm như dễ bị nứt, lún, bể xây càng to rủi ro càng lớn

Saturday. March 16th, 2013
Nhiều Biện Pháp Thâm Canh Lúa Được Áp Dụng Nhiều Biện Pháp Thâm Canh Lúa Được Áp Dụng

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Việt Nhật và được hỗ trợ 100% giá phân bón. NPK Việt Nhật được dùng cho từng thời kỳ, gồm 2 loại là NPK 16:12:8 dùng cho bón lót, bón thúc và NPK 16:8:14 dùng cho bón đón đòng. Qua theo dõi cho thấy sử dụng phân bón NPK Việt Nhật lúa đẻ nhánh khoẻ, số nhánh hữu hiệu cao, lá màu xanh sáng, cây cứng, ít sâu bệnh. Sử dụng phân bón NPK Việt Nhật cho năng suất lúa khá cao, đạt khoảng 300kg/sào, cao gấp 1,4 lần so với sử dụng phân đơn; trong khi số lần sử dụng thuốc BVTV giảm hẳn.

Saturday. March 16th, 2013