Lơ Là Xử Lý Chồi Cỏ Hại Mía
Phát biểu tại hội nghị triển khai chỉ thị về việc tăng cường công tác xử lý chồi cỏ hại mía được tổ chức tại Cty Mía đường Nghệ An TaTe&LyLe, ông Nguyễn Thọ Cảnh, GĐ Sở NN- PTNT Nghệ An cho biết: Kể từ khi tỉnh công bố “Dịch bệnh chồi cỏ hại mía’’ ngày 30/12/2008 đến nay năm nào Sở cũng tổ chức họp tổng kết kinh nghiệm trong công tác xử lý dịch bệnh, nhưng hiệu quả vẫn chưa đáng kể.
Hiện dịch chồi cỏ vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, diện tích bị bệnh năm sau cao hơn năm trước, đầu vụ bị ít, cuối vụ bị nhiều. Ông Cảnh cho rằng sở dĩ công tác dập dịch cứu mía của tỉnh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, bởi các cấp ngành, chính quyền từ huyện đến xã chưa có sự quan tâm đúng mức. Ngay như cuộc họp này thành phần Sở NN- PTNT mời gồm Phó Chủ tịch các huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu và TX Thái Hoà, là những nơi có dịch chồi cỏ hoành hành, nhưng không vị nào tới dự. Khi triển khai công tác dập dịch thì ai là người chỉ đạo?
Theo Chi cục BVTV Nghệ An, toàn tỉnh còn 4.697 ha mía bị bệnh chồi cỏ, trong đó diện tích bị nặng và trung bình là hơn 1.100 ha. Đây là thời kỳ cao điểm phát sinh dịch bệnh (từ tháng 1- tháng 4), đặc biệt diện tích mía mới trồng, chồi cỏ phát triển và lây lan mạnh.
Khi ông Cảnh nói tới vai trò của các Trạm BVTV chưa phát huy hết khả năng thì ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm BVTV TX Thái Hoà thanh minh: Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ suốt ngày đi lo mỗi một việc dập dịch chồi cỏ mà còn phải lo cho nông dân nhiều thứ khác như giống cây trồng; kiểm tra sâu bệnh, cung cấp thuốc BVTV…
Nhiều đại biểu cho rằng công tác kiểm tra nguồn giống mía sạch cho dân trồng lại trên diện tích đã bị phá là rất khó, nên họ cứ lấy trong vùng cho tiện. Bởi vậy chồi cỏ cứ sinh sôi... chồi cỏ. Đối với diện tích bị nhiễm nhẹ, nghĩa là mía bệnh mọc chung cùng mía khoẻ, nông dân phá bỏ chồi cỏ không thể làm sạch hết được.
Ông Cảnh hối thúc: "Đối với diện tích mía nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng, phải cương quyết cày sâu phá bỏ, dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng lại. Những vùng không đủ điều kiện thì chuyển sang luân canh cây trồng khác.
BOXĐối với diện tích mía nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng, phải cương quyết cày sâu phá bỏ, dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng lại. Những vùng không đủ điều kiện thì chuyển sang luân canh cây trồng khác.
Đối với diện tích nhiễm nhẹ dùng cuốc, xẻng đào xử lý hết những khóm mía bị bệnh, hoặc dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosat phun tiêu huỷ. Huy động các lực lượng ra quân quyết liệt xử lý bệnh, kết thúc trước 30/4...
Đối với diện tích nhiễm nhẹ dùng cuốc, xẻng đào xử lý hết những khóm mía bị bệnh, hoặc dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosat phun tiêu huỷ. Huy động các lực lượng ra quân quyết liệt xử lý bệnh, kết thúc trước 30/4..."
Related news
Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.
Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.
Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.