Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm
Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp.
Hiện Ánh có một trang trại khang trang với đầy đủ phương tiện sản xuất, mỗi năm anh thu về 450 triệu đồng từ nấm
Ông chủ trắng tay
Giải thưởng xứng đáng Anh Võ Thanh Hoàng, bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, cho biết: “Ánh là một thanh niên chịu khó, luôn tìm tòi học hỏi, không chịu thất bại, quyết chí vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều thanh niên và nông dân đã được anh chỉ dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, giúp xóa nghèo vươn lên làm giàu ở địa phương”. Với nỗ lực và tính chịu thương chịu khó của mình, Ánh đã được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2010. |
Năm 1999, từ Hà Nội Ánh vào TP.HCM lập nghiệp, mở một xưởng may xuất khẩu với hơn 20 nhân công. Công việc đang ổn định và đi lên thì năm 2002 thị trường biến động, hàng hóa của ông chủ trẻ làm ra không có nơi tiêu thụ, không thể xoay vòng nguồn vốn được nên những gì có được sau ba năm khởi nghiệp ở TP.HCM bỗng chốc rơi rụng và mất sạch.
Từ một ông chủ, Ánh lang thang xuôi về Bình Dương xin làm công nhân cho một khu công nghiệp, rồi chuyển sang bảo vệ ngân hàng, nhân viên bán vé trạm thu phí... Ánh làm mọi việc.
Năm 2006, Ánh dự một buổi giới thiệu mô hình trồng nấm sò ở xã An Bình do Huyện đoàn Phú Giáo tổ chức. Thấy người ta có thể làm giàu từ nấm, Ánh nghĩ “sao mình không thể làm được?”. Nghĩ là làm, Ánh lân la tìm hiểu về nghề trồng nấm và quyết định thôi việc, bắt xe qua thị xã Long Khánh (Đồng Nai), để xin vào làm công tại một trang trại nấm, quyết học nghề.
Khi đã cứng nghề, qua kênh của huyện đoàn, Ánh vay vốn từ chương trình Thanh niên lập nghiệp cùng với số tiền vay được của ngân hàng, anh đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng 4.000 bịch phôi nấm mèo với số tiền 75 triệu đồng. Do mới “ra riêng”, kinh nghiệm và kỹ thuật còn yếu nên giai đoạn đầu nấm thường hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Không nản chí, Ánh vẫn vay tiền ngân hàng, bám trụ và tiếp tục phát triển. Những vụ nấm sau càng ngày càng khá.
Học từ thất bại
Từ ngày đưa bịch phôi nấm đầu tiên về, đến nay trang trại của anh đã mở rộng với nhiều loại nấm như: bào ngư, nấm mèo, nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Từ 4.000 bịch phôi nấm ban đầu, nay trang trại anh nuôi trồng đến 100.000 bịch phôi nấm/vụ. “Nhiều người cũng thử trồng nấm nhưng không có đầu ra cộng với việc bệnh thường hoành hành nên đã từ bỏ, mỗi lần gặp khó khăn hay thất bại là một bài học cho tôi rút kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn”- Ánh tâm sự.
Ngoài trồng nấm lấy sản phẩm, Ánh còn làm bịch phôi phân phối cho nhiều hộ nông dân. Nhờ trồng nấm, giờ đây anh đã có tiền mua nhà, xe tải, lò sấy nấm. Hiện trang trại của anh thường xuyên tạo việc làm cho tám lao động là thanh niên địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng.
Related news
Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.
Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1).