Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Cá Diêu Hồng
Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh.
Theo tục lệ hàng năm, vào ngày 23 tháng chạp, dân ta có tập quán cúng tiễn ông Táo về trời và phóng sinh một con cá chép. Do có màu sắc, hình dáng đẹp, thịt cá thơm ngon nên ngoài việc mua về cúng ông Táo, phóng sinh, cá diêu hồng còn là “thực đơn” trong bữa ăn của nhiều gia đình trong những ngày Tết. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, con nuôi đem lại hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, nhiều hộ gia đình ở huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã tham gia đầu tư nuôi cá diêu hồng và được hỗ trợ 20% về thức ăn, 40% con giống và kỹ thuật nuôi trồng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Ước sản lượng vụ đầu tiên cung cấp cho thị trường vào dịp Tết năm nay khoảng vài chục tấn.
Theo ông Đặng Ngọc Sâm ở thôn 1, xã Tân Phúc, Hàm Tân: gia đình ông thả nuôi thử nghiệm 5.000 con giống trên diện tích 1.000 m2 ao đất. Sau 6 tháng nuôi, hiện nay cá đạt bình quân 0,5 kg/con, sản lượng ước đạt hơn 17,5 tấn/ha. Cá diêu hồng dễ nuôi, ăn mùn bã hữu cơ, các loại cám, rau để bổ sung nguồn thức ăn cho cá, ông tận dụng các loại phụ phẩm chế biến từ hải sản như vỏ tôm, râu mực... nên chi phí thấp. Ông thường xuyên kiểm tra, theo dõi xử lý vệ sinh nguồn nước ao sạch để cá phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh. Ông Sâm dự tính, với giá bán sỉ và bán lẻ dao động từ 25.000 đến hơn 30.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi ròng trên 12 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá diêu hồng đang mở ra hướng làm ăn mới, được bà con nông dân hưởng ứng. So với các loại khác như cá rô phi, cá trê..., cá diêu hồng dễ nuôi, chi phí thấp và thị trường đang tiêu thụ mạnh không chỉ vào dịp Tết.
Related news
Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.
Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.
Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.