Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Cá Diêu Hồng

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh.
Theo tục lệ hàng năm, vào ngày 23 tháng chạp, dân ta có tập quán cúng tiễn ông Táo về trời và phóng sinh một con cá chép. Do có màu sắc, hình dáng đẹp, thịt cá thơm ngon nên ngoài việc mua về cúng ông Táo, phóng sinh, cá diêu hồng còn là “thực đơn” trong bữa ăn của nhiều gia đình trong những ngày Tết. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, con nuôi đem lại hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, nhiều hộ gia đình ở huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã tham gia đầu tư nuôi cá diêu hồng và được hỗ trợ 20% về thức ăn, 40% con giống và kỹ thuật nuôi trồng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Ước sản lượng vụ đầu tiên cung cấp cho thị trường vào dịp Tết năm nay khoảng vài chục tấn.
Theo ông Đặng Ngọc Sâm ở thôn 1, xã Tân Phúc, Hàm Tân: gia đình ông thả nuôi thử nghiệm 5.000 con giống trên diện tích 1.000 m2 ao đất. Sau 6 tháng nuôi, hiện nay cá đạt bình quân 0,5 kg/con, sản lượng ước đạt hơn 17,5 tấn/ha. Cá diêu hồng dễ nuôi, ăn mùn bã hữu cơ, các loại cám, rau để bổ sung nguồn thức ăn cho cá, ông tận dụng các loại phụ phẩm chế biến từ hải sản như vỏ tôm, râu mực... nên chi phí thấp. Ông thường xuyên kiểm tra, theo dõi xử lý vệ sinh nguồn nước ao sạch để cá phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh. Ông Sâm dự tính, với giá bán sỉ và bán lẻ dao động từ 25.000 đến hơn 30.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi ròng trên 12 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá diêu hồng đang mở ra hướng làm ăn mới, được bà con nông dân hưởng ứng. So với các loại khác như cá rô phi, cá trê..., cá diêu hồng dễ nuôi, chi phí thấp và thị trường đang tiêu thụ mạnh không chỉ vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.