Prices / Tin thủy sản

Kỹ thuật nuôi cá chép V1

Kỹ thuật nuôi cá chép V1
Author: Ban KHKT
Publish date: Wednesday. April 14th, 2021

Hỏi: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá chép V1? (Trần Văn Huy, xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định)

Trả lời:

Sau mỗi vụ nuôi cần rửa đáy ao, bơm bùn sang ao chứa bùn để phơi khô và đổ bỏ. Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10 – 20 cm, nhằm làm tăng độ sâu nước trong ao và giảm biến động nhiệt độ trong ngày, san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật phát triển tốt và tiện thu hoạch. Khử trùng đáy ao bằng vôi bột rắc quanh bờ ao và đáy ao, lượng vôi bón tùy thuộc vào pH đất với ao đất thịt không chua pH ≥ 6,5 bón 5 – 7 kg/100 m2, ao đất sét, chua bón 10 – 15 kg/100 m2 hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn định trên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20 kg/100 m2 sau đó tháo nước vào tháo rửa 1 – 2 lần. Lưu ý: Rải vôi đều khắp mặt mặt ao. Cày và phơi đáy tối thiểu 10 ngày liên tục hoặc đến khi đất nứt chân chim. Cần bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 m2. Lá xanh cần bó thành từng bó nhỏ 5 – 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập 0,3 – 0,4 m, ngâm 5 – 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 m. Nước lấy vào ao cần phải lọc qua lưới để đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Sau 3 – 4 ngày quan sát thấy nước có màu xanh lục hay nâu vàng là được.

Hỏi: Phương pháp chăm sóc cá chép V1? (Nguyễn Đình Nam, xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)

Trả lời:

Trong ao nuôi đơn cá chép V1, mật độ thả là 1 con/1,5 – 2 m2. Với cá giống lưu từ năm trước, phải thả vào tháng 2 – 3. Cá giống sản xuất trong năm, thả vào tháng 5 – 6 hoặc tháng 10 – 11. Thức ăn cung cấp cho cá chép là thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm tổng số khoảng 20 – 30%. Mỗi ngày, cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều lúc trời mát. Thức ăn để vào sàng ăn đặt cách đáy ao 10 – 20 cm. Cứ 300 m2 ao đặt một sàng cho cá ăn. Lượng thức ăn thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cá, dao động 2 – 9% khối lượng cá trong ao. Trong quá trình nuôi, buổi sáng thường xuyên kiểm tra ao, nếu thấy cá nổi đầu có tiếng động mà không lặn xuống, phải cấp thêm nước mới vào ao cho đến khi cá không còn nổi đầu nữa; đồng thời ngừng bón phân trong một tuần. Nếu thấy thức ăn vẫn còn trong sàng, phải giảm bớt cho phù hợp. Thường xuyên dọn cỏ, vớt bèo trong ao. Bờ ao bị sạt lở, đăng cống hư hỏng, phải tu sửa kịp thời (nhất là về mùa mưa lũ). Ðịnh kỳ 15 ngày khử trùng 1 lần nước ao bằng vôi bột với lượng 1,5 – 2 kg/100 m2 nước ao. Thường xuyên treo túi vôi bột cạnh sàng cho cá ăn với lượng 2 – 4 kg/túi/sàng. Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng và phát hiện tình trạng phát sinh bệnh trong ao nuôi.


Related news

Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 1) Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 1)

Sau khi đã nắm bắt được tình hình hiện tại, phần 2 sẽ tiếp tục mở rộng góc nhìn đến những thách thức và hướng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản Singapore

Wednesday. April 14th, 2021
Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 2) Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 2)

Nuôi trồng thủy sản Singapore phụ thuộc nhiều vào công nghệ mới và kiến thức về sinh học.

Wednesday. April 14th, 2021
Đem kỹ thuật về đồng đất quê hương Đem kỹ thuật về đồng đất quê hương

Người đề xuất thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh tải tiến trên đất trồng lúa thay cho cách nuôi truyền thống nhằm tăng năng suất, chất lượng cùng diện tích

Wednesday. April 14th, 2021