Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân vì rau ngót và khổ qua là những loại rau củ phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật do có nhiều sâu bệnh, trong khi vào dịp hè, khổ qua được sử dụng nhiều ở miền Nam, còn rau ngót sử dụng nhiều ở miền Bắc.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra 50 mẫu rau củ, có 29 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng ở ngưỡng an toàn, 20 mẫu phát hiện có kim loại nặng nhưng thấp hơn mức giới hạn tối đa. Tuy nhiên đã xác định có 3 loại rau (rau muống, rau cải, rau ngót) có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, tiếp đến là đậu đỗ. Một số hoạt chất được phát hiện với tần suất cao nhất trong rau là: Cybermethrin, Acephate, Premethrin…
Cục Bảo vệ thực vật cũng đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các loại củ có chứa hoạt chất Aldicarb (là chất độc hại vừa được phát hiện trên gừng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam) và xử lý kịp thời các vi phạm.
Related news

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…