Khá Lên Nhờ Nuôi Bò

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Toàn xã Long Khánh A hiện có trên 2.000 con bò, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2012. Theo đó, một số hộ chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa màu để tận dụng phụ phẩm chăn nuôi bò.
Anh Phạm Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Long Khánh A cho biết: "Có khoảng 600 lao động tại địa phương tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình khi tham gia vào mô hình chăn nuôi bò. Ban đầu chỉ có 1 ấp nuôi, đến nay người dân đã nuôi rải rác tại 6 ấp trong xã...".
Hộ anh Huỳnh Tiến Dũng ngụ ấp Long Thạnh A có hoàn cảnh khó khăn do ít đất ruộng, thu nhập bấp bênh. Năm 2000, anh mua 2 con bò về nuôi, ngày ngày vợ chồng và các con của anh dành thời gian cắt cỏ cho bò ăn. Không phụ công người chăm sóc, đàn bò phát triển tốt. Từ 2 con đầu tiên, đến nay anh đang nuôi 16 con bò. Anh Dũng cho biết, mỗi năm anh kiếm được 60 triệu đồng từ tiền bán bò. Nhờ chăn nuôi bò mà anh đã xây được nhà tường kiên cố.
Tạo điều kiện cho người dân nuôi bò hiệu quả, UBND xã Long Khánh A phối hợp với Ban Thú y xã hướng dẫn thêm cho người dân cách phòng, chống dịch bệnh. Xét đề nghị hỗ trợ vốn vay phát triển mô hình. Từ đầu năm 2013 đến nay, từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, UBND xã phối hợp với các ngành liên quan xét vay cho 18 hộ, trong đó có 11 hộ chăn nuôi bò, với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng, đa số hộ vay đều sử dụng đồng vốn hiệu quả.
Related news

Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Đó là ông Võ Tuấn Tú, hiện ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Quê ở xã Phước Hòa - Tuy Phước, là vùng cuối nguồn sông và ven đầm Thị Nại, ông gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu trên đất quê mình, nên có khá nhiều kinh nghiệm trong nghề.