Thí Điểm Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Phú Quốc Ở Kiên Giang

Nhằm duy trì loài cá trê đặc hữu của đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang đang triển khai 39 điểm nuôi thương phẩm cá trê Phú Quốc bằng con giống sinh sản nhân tạo tại một số xã ở các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp, Phú Quốc, Kiên Lương và TP.Rạch Giá. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ 100% con giống và 30% chi phí vật tư, thức ăn. Tổng số con giống thả nuôi tại 39 điểm là gần 20.000 con.
Cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá trê suối Phú Quốc), là loài quý hiếm chỉ có ở đảo Phú Quốc, có thịt thơm ngon, hơi dai, có thể làm nhiều món ăn, như: canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm…
Related news

Những ngày này, bà con nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Mặc dù vụ này trúng mùa lớn nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Riêng loại lúa phẩm cấp thấp - IR 50404 thì gần như không bán được.

Hồ chứa nước sông Sào (Nghĩa Đàn - Nghệ An) là công trình thuỷ lợi lớn do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng theo nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Hệ thống đầu mối nằm ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, gồm: Đập chính, đập phụ, tràn xả lũ và hai tuyến cống lấy nước.

Môi trường nước thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 11 đến tháng 2 có thể xuống thấp đến 19-23oC và tăng cao vào tháng 4 đến tháng 6, có thể lên đến 30-35o C. Điều đó làm cho cá bị sốc, stress, bỏ ăn, suy yếu...tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm cho cá dễ bệnh. Chất lượng nước trong ao nuôi kém chất lượng, nguồn nước cấp bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho cá bệnh.