Prices / Mô hình kinh tế

Hút Hàng Giống Cây Trồng

Hút Hàng Giống Cây Trồng
Author: 
Publish date: Thursday. June 6th, 2013

Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.

Ông Trịnh Văn Bình, Chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh các loại cây giống, ở ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), cho biết: “Mới đầu mùa mưa nhưng cây giống đã thiếu nguồn cung, giá đã tăng thêm khoảng một nửa. Hiện tại, giống xoài cát Hòa Lộc có giá 25.000 đồng/cây, tuy giá tăng gần gấp đôi so với năm trước nhưng vẫn không có cây giống để bán.

Bưởi da xanh ghép có giá 18.000 - 20.000 đồng/cây, tăng khoảng 60% so với cùng kỳ và nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu”. Nguyên nhân làm hai giống cây trồng trên hụt nguồn cung là do năm nay nhà vườn miền Đông, Hà Nội và Campuchia đang chuyển mạnh sang trồng, đặc biệt nhu cầu trồng bưởi da xanh đã lan rộng khắp các vùng miền trong cả nước vì chất lượng ngon, trái bán được giá cao. Hiện tại, bưởi da xanh có da bóng đẹp, trái to được các thương lái thu mua 70.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn so sánh, bán một trái bưởi mua được 1kg thịt heo nên bà con rất khoái, lập tức chuyển mạnh sang trồng.

Ông Bình cho biết thêm: “Một lý do khác khiến thị trường cây giống hụt nguồn cung là vì hai năm trước nhà vườn sản xuất cây giống tiêu thụ không hết, không có lãi cao nên năm nay đã giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng để duy trì nghề truyền thống. Chính vì vậy, khi năm 2013 nhiều nhà vườn ở miền Đông chuyển dịch mạnh sang trồng cây trái theo hình thức trang trại thì nhu cầu cây giống tăng mạnh nên hụt nguồn cung, từ đó kéo theo giá tăng đột biến ngoài dự đoán của nhà vườn. Nhờ vậy, các nhà vườn còn đeo bám nghề sản xuất cây giống, đồng thời đã lấy lại được thế cân bằng trong sản xuất”.

Giá tăng làm cho nhiều nhà vườn sản xuất giống đang thu về lợi nhuận cao, riêng người kinh doanh cây giống thì hơi chật vật. Mua giá cao, bán lại giá cao thì phải tính toán thật kỹ mới có lãi nhưng cũng rất meo. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh cây giống Thanh Lâm, ở ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, cơ sở đã giao hàng chục hợp đồng cây giống cho các chủ trang trại khu vực miền Đông với số lượng 5.000 cây giống/hợp đồng. Ngoài ra, cơ sở đã ký hợp đồng xuất sang Campuchia với số lượng 10.000 cây chanh và mít. Tổng số lượng cơ sở đã bán từ đầu vụ đến nay hơn 100.000 cây giống các loại”.

Hiện tại, cơ sở của ông Lâm còn gần 200.000 cây giống các loại để cung ra thị trường từ nay đến cuối mùa mưa, giá các giống cây ăn trái truyền thống đã tăng từ 40-60% tùy loại. Mít giống bán lẻ 16.000 đồng/cây, giao đại lý có giá 12.000 đồng/cây. Cây dừa năm trước bán không được nhưng năm nay thì hút hàng và hụt nguồn cung, giá đã tăng lên 35.000 đồng/cây. Trước nhu cầu thị trường tăng mạnh như hiện nay, đã có nhiều chủ cơ sở sản xuất cây giống phải từ chối khách hàng đặt mua với lý do không đủ hàng để giao.

Tại Hậu Giang, các cơ sở cung cấp cây giống cũng đang lâm vào hoàn cảnh tương tự do thiếu nguồn cung từ chính các chủ đầu mối. Bà Đặng Thị Nguyệt, Chủ cơ sở cây giống Sáu Quang 1, ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, cho hay: “Cơ sở chủ yếu lấy cây giống từ Bến Tre đem về bán. Mọi năm, vào mùa trồng cây đôi khi cũng thiếu nguồn cung nhưng chưa có năm nào bằng năm nay. Nhiều khi, không chỉ có chủ cơ sở thiếu mà ngay cả đầu mối cũng không có hàng để đưa về bán cho người dân, có chăng thì giá cũng rất cao”.

Cũng theo bà Nguyệt, các giống cây trồng hiện có giá tăng từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/cây so với thời điểm trước tết. Tăng mạnh nhất là các giống xoài, bưởi da xanh, dừa và mít. Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, khoe: “HTX vừa ký hợp đồng xuất sang Campuchia 12.000 cây giống chanh không hạt, với giá 12.000 đồng/cây. Mặc dù có dự đoán trước tình hình nhưng hiện HTX vẫn thiếu nguồn cung cho thị trường, vì mỗi ngày phải xuất trên dưới 1.000 cây chanh”.

Có thể nói, thị trường cây giống năm nay hút hàng mạnh hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của các nhà kinh doanh cũng như nhà vườn sản xuất giống. Tất cả đều bị động trước thị trường cây giống năm trước, nên năm nay mọi người đều giảm số lượng sản xuất. Có nhiều nhà vườn sản xuất cây giống theo kiểu cầm chừng nhưng không ngờ trúng lớn. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, sản lượng cây giống sản xuất năm 2013 giảm khoảng 40% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do nhà vườn sợ bị dội chợ như những năm trước nên đã dè chừng.

Trước diễn biến của thị trường cây giống là hút hàng, hụt nguồn cung như hiện tại thì nhà vườn khi mua giống nên chọn lựa nhà sản xuất có uy tín, có thương hiệu, có hợp đồng trách nhiệm đảm bảo đúng giống… để tránh mua nhầm giống kém chất lượng.


Related news

Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.

Thursday. June 6th, 2013
Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...

Thursday. June 6th, 2013
Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam

Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.

Thursday. June 6th, 2013