Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.
Trước đây, việc cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm vào những tháng cao điểm vẫn được đảm bảo vì đa phần người dân nuôi tôm sú, nhu cầu sử dụng điện để chạy quạt nước cho vuông tôm chỉ từ 2 - 4 giờ/ngày. Vài vụ gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, mạnh nên tình hình cung cấp điện phục vụ nuôi tôm ngày càng khó khăn, các trạm cung cấp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng quá lớn.
Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường dày hơn tôm sú rất nhiều nên người nuôi phải sử dụng điện (hoặc máy dầu) chạy quạt nước suốt ngày để đảm bảo được lượng Oxy cho vuông tôm.
Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, để xử lý tạm thời tình trạng trên, đơn vị đã tăng cường công suất ở một số trạm bằng chi phí kinh doanh điện. Mặt khác, Công ty Điện lực Sóc Trăng trực tiếp làm việc với khách hàng và đề nghị khách hàng sử dụng điện đúng mục đích ghi trong hợp đồng mua bán điện, phải đúng số lượng thiết bị điện đăng ký nhằm giảm bớt tình trạng quá tải cục bộ tại các trạm công cộng.
Đây chỉ là giải pháp tình thế vì rất khó quản lý khách hàng sử dụng điện. Về lâu dài, để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các khu vực trên, phải đầu tư nâng cấp lưới điện với khối lượng và chi phí rất lớn, thời hạn đầu tư nhanh nhất là 8 tháng. Công ty Điện lực Sóc Trăng phải báo cáo về Tổng Công ty Điện lực miền Nam để xem xét nếu có vốn mới có thể bố trí triển khai.
Related news

Sáng ý và chăm chỉ, một phụ nữ chân yếu tay mềm ở tỉnh Trà Vinh đã đi tiên phong trong việc hồi sinh lại những hàng bần xanh mướt, góp phần tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn thực khách trong Nam ngoài Bắc.

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.

Đó là đề nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai để đảm bảo cho người chăn nuôi chân chính. Theo đó, hiệp hội đang hoàn tất văn bản đề nghị tỉnh, Trung ương tăng mức xử phạt với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.